Phụ cấp thâm niên nhà giáo được tính theo năm làm việc hay theo năm đóng bảo hiểm xã hội?
- Phụ cấp thâm niên nhà giáo là gì?
- Mức hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo được tính theo năm làm việc hay theo năm đóng BHXH?
- Thời điểm nhận phụ cấp thâm niên nhà giáo là khi nào?
- Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hiện nay như thế nào?
- Viên chức giáo dục đào tạo chưa được xếp chuyển chức danh nghề nghiệp có được hưởng phụ cấp thâm niên không?
Phụ cấp thâm niên nhà giáo là gì?
Phụ cấp thâm niên nhà giáo là một chế độ đãi ngộ tài chính nhằm ghi nhận và khuyến khích sự cống hiến của giáo viên trong quá trình giảng dạy.
Chế độ này được áp dụng cho những giáo viên có thời gian công tác lâu dài trong ngành giáo dục và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Mức phụ cấp thâm niên sẽ tăng theo thời gian công tác, cụ thể là giáo viên sẽ nhận được một tỷ lệ phần trăm nhất định sau một thời gian tham gia giảng dạy, giáo dục và sẽ tăng thêm theo từng năm tiếp theo.
Phụ cấp này không chỉ giúp cải thiện thu nhập cho giáo viên mà còn thể hiện sự tôn vinh đối với những nỗ lực và cống hiến của họ trong sự nghiệp giáo dục.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Phụ cấp thâm niên nhà giáo được tính theo năm làm việc hay theo năm đóng BHXH?
Mức hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo được tính theo năm làm việc hay theo năm đóng BHXH?
Liên quan đến vấn đề này, Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Mức phụ cấp thâm niên
1. Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.
...
Dựa theo quy định trên, giáo viên đang tham gia giảng dạy, giáo dục mà có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 05 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên với mức hưởng là 5% mức lương cộng với phụ cấp chức vụ và phụ cấp thâm niên vượt khung.
Đến năm thứ 06, mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (đủ 12 tháng) sẽ được tính thêm 1% cho mức hưởng.
Như vậy, mức hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo sẽ tăng dựa trên số năm giáo viên có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, không dựa trên số năm làm việc trong biên chế.
Quy định mức hưởng phụ cấp thâm niên dựa trên số năm đóng bảo hiểm xã hội nhằm đảm bảo rằng thời gian đã đóng góp của giáo viên sẽ được công nhận, đặc biệt là những giáo viên mới chuyển công tác đến nơi làm việc mới.
Tuy nhiên cần lưu ý, không phải mọi thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đều được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên cho giáo viên.
Chỉ những khoảng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong quá trình giảng dạy, giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập, ngoài công lập, hoặc làm việc trong các ngạch, chức danh chuyên ngành như hải quan, tòa án,thanh tra,...v.v thì mới đủ điều kiện được tính là thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên cho giáo viên (khoản 1 Điều 3 Nghị định 77/2021/NĐ-CP).
Thời điểm nhận phụ cấp thâm niên nhà giáo là khi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định:
Mức phụ cấp thâm niên
...
2. Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
...
Như vậy, giáo viên sẽ được nhận phụ cấp thâm niên cùng với thời điểm nhận lương hàng tháng và khoản phụ cấp này cũng được dùng để tính mức đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp như tiền lương.
Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hiện nay như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP, mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng được tính bằng công thức sau:
Như vậy, cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên cũng tương tự như cách tính tiền lương cho người làm việc khu vực công, chỉ khác ở điểm sẽ nhân thêm với mức % phụ cấp thâm niên được hưởng.
Có thể thấy, mức % phụ cấp thâm niên cũng là một thành tố quan trọng trong việc xác định mức phụ cấp thâm niên cho giáo viên.
Như đề cập ở trên, giáo viên có đủ 05 năm (60 tháng) tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ nhận mức % phụ cấp thâm niên là 5%. Từ năm thứ 06 trở đi, mỗi năm (12 tháng) tiếp theo sẽ được cộng thêm 1%.
Và hiện nay pháp luật không quy định mức trần cho khoản phụ cấp này.
Vì vậy, giáo viên có thời gian công tác và tham gia đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc lâu dài sẽ nhận được mức phụ cấp thâm niên cao hơn.
Viên chức giáo dục đào tạo chưa được xếp chuyển chức danh nghề nghiệp có được hưởng phụ cấp thâm niên không?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định:
Điều khoản chuyển tiếp
...
2. Nhà giáo đang giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập vẫn giữ ngạch viên chức ngành giáo dục, đào tạo (có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15) mà chưa được chuyển xếp sang chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (mã số V07), chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (mã số V09) thì vẫn được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo theo quy định tại Nghị định này.
Như vậy, giáo viên đang giữ ngạch viên chức giáo dục, đào tạo chưa được chuyển xếp sang chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo (mã số V07), chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp (mã số V09) thì vẫn được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo theo các quy định tại Nghị định 77/2021/NĐ-CP.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Triển khai thực hiện 7 nội dung cải cách tiền lương cho toàn bộ khu vực công, chế độ tiền thưởng gắn liền với trách nhiệm của ai trong việc đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc tại cơ quan, đơn vị?
- Bãi bỏ mức lương cơ sở, ban hành mức lương mới cho toàn bộ CBCCVC và LLVT có phải là một trong các yếu tố để thiết kế bảng lương mới không?
- Ngày 12 tháng 12 có sự kiện gì không? Người lao động có được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày 12 12 2024 không?
- 26 Tết Âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương lịch? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài bao lâu đối với CBCCVC và người lao động?