Phó trưởng Đoàn kiểm toán Nhà nước có quyền hạn gì?
Phó trưởng Đoàn kiểm toán Nhà nước có quyền hạn gì?
Căn cứ theo Điều 13 Quyết định 03/2020/QĐ-KTNN được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 09/2023/QĐ-KTNN quy định về quyền của chức danh Phó trưởng Đoàn kiểm toán như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Phó trưởng Đoàn kiểm toán
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quy định tại điểm k khoản 1, các điểm i, k khoản 2, các điểm e, g, h, i, m khoản 3 Điều 12 của Quy chế này.
2. Giúp Trưởng Đoàn kiểm toán thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Đoàn kiểm toán và chịu trách nhiệm trước Trưởng Đoàn kiểm toán về nhiệm vụ được phân công và các trách nhiệm cá nhân theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp kiêm nhiệm Tổ trưởng Tổ kiểm toán, ngoài quy định tại các khoản 1, 2 Điều này, phải thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Tổ trưởng Tổ kiểm toán theo quy định tại Điều 14 Quy chế này
4. Chịu trách nhiệm về việc lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước theo thẩm quyền; chịu trách nhiệm liên đới đối với sai phạm trong việc lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước của Kiểm toán viên nhà nước, Tổ trưởng Tổ kiểm toán được phân công phụ trách.
Dẫn chiếu đến điểm k khoản 1, các điểm i, k khoản 2, các điểm e, g, h, i, m khoản 3 Điều 12 Quyết định 03/2020/QĐ-KTNN quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Trưởng Đoàn kiểm toán
...
1. Nhiệm vụ:
...
k) Chấp hành kỷ luật công tác của Đoàn kiểm toán theo quy định của Kiểm toán nhà nước.
...
2. Quyền hạn:
...
i) Được bảo đảm điều kiện và phương tiện cần thiết để tiến hành kiểm toán có hiệu quả;
k) Được pháp luật bảo vệ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm toán;
...
3. Trách nhiệm:
...
e) Chịu trách nhiệm bảo vệ bí mật hồ sơ, tài liệu và kết quả kiểm toán khi chưa được công khai; việc truy cập dữ liệu phải tuân thủ quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm bảo vệ bí mật, bảo mật, an toàn theo quy định của pháp luật;
g) Ghi nhật ký công tác và các tài liệu làm việc khác theo quy định của Kiểm toán nhà nước;
h) Khi thực hiện nhiệm vụ, mặc trang phục ngành kiểm toán theo quy định của Kiểm toán nhà nước; xuất trình và đeo thẻ Kiểm toán viên nhà nước;
i) Báo cáo kịp thời và đầy đủ với Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán, Tổng Kiểm toán nhà nước khi có trường hợp quy định tại Điều 7, Điều 8 Quy chế này và các tình huống khác ảnh hưởng đến tính độc lập của Kiểm toán viên nhà nước;
Từ các quy định trên có thể thấy rõ để đảm nhận chức danh Phó trưởng Đoàn kiểm toán thì cá nhân cần thực hiện các nhiệm vụ cũng như các quyền hạn được cho phép trong quy định pháp luật.
Phó trưởng Đoàn kiểm toán Nhà nước có quyền hạn gì?
Tiêu chuẩn Phó trưởng Đoàn kiểm toán được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 11 Quyết định 03/2020/QĐ-KTNN quy định về tiêu chuẩn Trưởng Đoàn kiểm toán như sau:
Tiêu chuẩn Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán và Tổ trưởng Tổ kiểm toán
1. Tiêu chuẩn Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán:
a) Có đủ trình độ chuyên môn, năng lực lãnh đạo và kinh nghiệm công tác phù hợp với nhiệm vụ được giao;
b) Là Kiểm toán viên chính giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng trở lên hoặc Kiểm toán viên giữ chức vụ từ Trưởng phòng trở lên.
2. Tiêu chuẩn của Tổ trưởng Tổ kiểm toán:
a) Có đủ trình độ chuyên môn, năng lực lãnh đạo và kinh nghiệm công tác phù hợp với nhiệm vụ được giao;
b) Là Kiểm toán viên chính hoặc Kiểm toán viên giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng trở lên.
Như vậy, để trở thành Trưởng Đoàn kiểm toán cần đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:
- Có đủ trình độ chuyên môn, năng lực lãnh đạo và kinh nghiệm công tác phù hợp với nhiệm vụ được giao;
- Là Kiểm toán viên chính giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng trở lên hoặc Kiểm toán viên giữ chức vụ từ Trưởng phòng trở lên.
Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm toán?
Căn cứ theo Điều 7 Quyết định 03/2020/QĐ-KTNN quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm toán như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm toán
1. Nghiêm cấm các hành vi sau đây đối với Đoàn kiểm toán và các thành viên của Đoàn kiểm toán:
a) Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị được kiểm toán;
b) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán;
c) Đưa, nhận, môi giới hối lộ dưới mọi hình thức;
d) Báo cáo sai lệch, không đầy đủ, không kịp thời kết quả kiểm toán;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi;
e) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp của đơn vị được kiểm toán;
g) Tiết lộ thông tin về tình hình và kết quả kiểm toán chưa được công bố chính thức;
h) Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
2. Vi phạm Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước, Quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước và các quy định của Kiểm toán nhà nước.
3. Không tuân thủ quy trình, chuẩn mực, hồ sơ mẫu biểu, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán.
4. Không thực hiện đúng quyết định kiểm toán và kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt.
Như vậy, Đoàn kiểm toán và thành viên của Đoàn kiểm toán không được phép thực hiện các hành vi nêu trên nhằm mang lại kết quả độc lập, trung thực, khách quan, công khai, minh bạch.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?