Phó hiệu trưởng trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập cần trình độ đào tạo như thế nào?

Cho tôi hỏi đối với phó hiệu trưởng trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập cần trình độ đào tạo như thế nào? Câu hỏi của chị L.A (Vũng Tàu).

Phó hiệu trưởng trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập cần trình độ đào tạo như thế nào?

Căn cứ theo Phụ lục III hướng dẫn mô tả vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập ban hành kèm theo Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT, có quy định như sau:

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

- Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

- Phó hiệu trưởng trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc đối tượng phải thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo quy định tại Nghị định 71/2020/NĐ-CP hoặc thuộc đối tượng quy định tại Thông tư 24/2020/TT-BGDĐT thì không xét đến yêu cầu về trình độ đào tạo.

Bồi dưỡng, chứng chỉ

- Được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;

- Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng với cấp học được giao quản lý (theo quy định);

Kinh nghiệm (thành tích công tác)

- Đã dạy học ít nhất 05 năm (hoặc 04 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn);

- Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng với cấp học được giao quản lý;

- Đạt chuẩn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

Phẩm chất cá nhân

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan;

- Thực hiện tốt quy định về đạo đức nhà giáo, có tác phong, phương pháp làm việc phù hợp với công việc; tạo dựng được uy tín cá nhân;

- Có tư tưởng đổi mới trong quản trị nhà trường;

- Có kế hoạch thường xuyên học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ.

Các yêu cầu khác

- Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục phổ thông và triển khai thực hiện vào nhiệm vụ được giao;

- Thuyết phục, huy động được các tổ chức, cá nhân trong và ngoài cơ sở giáo dục phổ thông tham gia xây dựng và phát triển cơ sở giáo dục phổ thông;

- Phân tích tình hình và dự báo được xu thế phát triển của cơ sở giáo dục phổ thông, xây dựng được tầm nhìn chiến lược kế hoạch phát triển cơ sở giáo dục phổ thông theo từng giai đoạn hướng tới sự phát triển toàn diện của mỗi học sinh và nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục;

- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp; có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.

Như vậy, Phó hiệu trưởng trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập cần trình độ đào tạo như sau:

- Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

- Phó hiệu trưởng trường tiểu học, trung học cơ sở thuộc đối tượng phải thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo quy định tại Nghị định 71/2020/NĐ-CP hoặc thuộc đối tượng quy định tại Thông tư 24/2020/TT-BGDĐT thì không xét đến yêu cầu về trình độ đào tạo.

Phó hiệu trưởng trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập cần trình độ đào tạo như thế nào?

Phó hiệu trưởng trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập cần trình độ đào tạo như thế nào?

Phó hiệu trưởng trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập có phạm vi quyền hạn ra sao?

Căn cứ theo Phụ lục III hướng dẫn mô tả vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập ban hành kèm theo Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT, có quy định như sau:

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên của cơ sở giáo dục phổ thông được giao quản lý theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý giáo dục.

4.2

Quản lý trẻ em đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông được giao quản lý.

4.3

Thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ quản lý theo quy định.

Phó hiệu trưởng trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập yêu cầu đảm bảo mối quan hệ công việc như nào?

Căn cứ theo Phụ lục III hướng dẫn mô tả vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập ban hành kèm theo Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT, có quy định như sau:

- Bên trong

Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi

Quản lý trực tiếp

Các đơn vị phối hợp chính

Hiệu trưởng

Tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, giáo viên, nhân viên, người lao động trong cơ sở giáo dục được giao quản lý, học sinh.

Hội đồng trường; hội đồng thi đua khen thưởng; hội đồng kỉ luật; hội đồng tư vấn; tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam; tổ chức Công đoàn; tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh; các tổ chuyên môn; tổ văn phòng; lớp học sinh.

- Bên ngoài

Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính

Bản chất quan hệ

Bộ Giáo dục và Đào tạo; các đơn vị thuộc Bộ.

Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với giáo dục phổ thông theo quy định.

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh);

Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với giáo dục phổ thông theo quy định.

Ủy ban nhân dân cấp huyện;

Phòng Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan chuyên môn khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (Đối với cấp tiểu học, trung học cơ sở).

Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với giáo dục phổ thông theo quy định.

Ủy ban xã, phường, thị trấn; các cơ sở giáo dục phổ thông khác.

Thực hiện nhiệm vụ triển khai Chương trình giáo dục phổ thông; phát huy vai trò của nhà trường với cộng đồng.

Các tổ chức, đoàn thể khác.

Huy động sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể vào hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường.

Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT sẽ có hiệu lực từ ngày 16/12/2023

Cơ sở giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán là ai? Nhiệm vụ của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán là gì?
Lao động tiền lương
Mẫu Phiếu lấy ý kiến của giáo viên về hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn dành cho giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Hiệu trưởng trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập cần trình độ đào tạo như thế nào?
Lao động tiền lương
Phó hiệu trưởng trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập cần trình độ đào tạo như thế nào?
Lao động tiền lương
Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT chia vùng để tính định mức giáo viên như thế nào?
Lao động tiền lương
Tiêu chuẩn lựa chọn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán là gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Cơ sở giáo dục phổ thông
2,013 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào