Phiếu Hiệu trưởng tự đánh giá mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Phiếu Hiệu trưởng tự đánh giá mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Hiện nay, gợi ý phiếu Hiệu trưởng tự đánh giá mới nhất được ghi nhận tại Mẫu 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Công văn 4529/BGĐĐT-NGCBQLGD năm 2018, cụ thể như sau:
Mẫu số 01 phiếu Hiệu trưởng tự đánh giá: TẢI VỀ
Ví dụ cụ thể nhận xét ưu, khuyết điểm của hiệu trưởng có thể tham khảo như sau:
Dưới đây là một số ví dụ về giáo viên nhận xét đánh giá hiệu trưởng về những điểm mạnh của hiệu trưởng và khuyết điểm của hiệu trưởng:
- Những điểm mạnh của hiệu trưởng:
+ Khả năng lãnh đạo: Hiệu trưởng luôn chủ động, sáng tạo trong việc đưa ra các quyết định quan trọng, giúp trường học phát triển bền vững.
+ Phát huy sức mạnh tập thể: Hiệu trưởng luôn giữ gìn đoàn kết nội bộ, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh phát huy tối đa khả năng của mình.
+ Thực hiện tốt các cuộc vận động: Hiệu trưởng thấm nhuần và thực hiện tốt các cuộc vận động và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Những khuyết điểm của hiệu trưởng:
+ Sơ suất trong công tác chỉ đạo: Đôi khi hiệu trưởng có thể gặp phải một số sơ suất trong việc chỉ đạo và quản lý các hoạt động của trường.
+ Thiếu linh hoạt trong một số tình huống: Có thể gặp khó khăn trong việc thích ứng với những thay đổi nhanh chóng hoặc tình huống bất ngờ.
- Phương hướng khắc phục:
+ Nhìn nhận và xem xét các khuyết điểm: Hiệu trưởng cần nhìn nhận và xem xét các khuyết điểm để đề xuất các biện pháp khắc phục hiệu quả.
+ Điều chỉnh và phát triển: Điều chỉnh cuộc sống và phát triển sự nghiệp từng ngày, học hỏi từ kinh nghiệm và phản hồi để cải thiện công tác quản lý.
Phiếu Hiệu trưởng tự đánh giá mới nhất hiện nay là mẫu nào? (Hình từ Internet)
03 tiêu chí về phẩm chất nghề nghiệp của Hiệu trưởng là gì?
Căn cứ theo Phụ lục I ban hành kèm theo Công văn 4529/BGĐĐT-NGCBQLGD năm 2018 quy định các tiêu chí để đánh giá phẩm chất nghề nghiệp của Hiệu trưởng như sau:
Tiêu chí 1. Đạo đức nghề nghiệp
Mức đạt: thực hiện tốt quy định về đạo đức nhà giáo; chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy định về đạo đức nhà giáo trong nhà trường
Mức khá: chỉ đạo phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các biểu hiện vi phạm đạo đức của giáo viên, nhân viên, học sinh; chủ động sáng tạo trong xây dựng các nội quy, quy định về đạo đức nhà giáo trong nhà trường
Mức tốt: có ảnh hưởng tích cực tới cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường
Tiêu chí 2. Tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường
Mức đạt: có tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho tất cả học sinh
Mức khá: lan tỏa tư tưởng đổi mới đến mọi thành viên trong nhà trường
Mức tốt: có ảnh hưởng tích cực tới cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về tư tưởng đổi mới trong lãnh đạo, quản trị nhà trường
Tiêu chí 3. Năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân
Mức đạt: đạt chuẩn trình độ đào tạo và hoàn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định; có kế hoạch thường xuyên học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân; cập nhật kịp thời các yêu cầu đổi mới của ngành về chuyên môn, nghiệp vụ
Mức khá: đổi mới, sáng tạo trong việc vận dụng các hình thức, phương pháp và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ bản thân
Mức tốt: hướng dẫn, hỗ trợ cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông về phát triển chuyên môn, nghiệp vụ bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Hiệu trưởng có định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần là bao nhiêu theo Thông tư 05?
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Thông tư 05/2025/TT-BGDĐT quy định:
Định mức tiết dạy đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
1. Ngoài nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông, trường dự bị đại học phải giảng dạy một số tiết thuộc nội dung trong chương trình giáo dục để nắm được nội dung, mục tiêu chương trình giáo dục và tình hình học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, quản lý.
2. Định mức tiết dạy trong 01 năm học được xác định như sau:
Định mức tiết dạy trong 01 năm học
=
Định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần
x
Số tuần giảng dạy
Trong đó, số tuần giảng dạy là số tuần giảng dạy các nội dung giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông (không bao gồm số tuần dự phòng).
3. Định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần
a) Hiệu trưởng là 02 tiết;
b) Phó hiệu trưởng là 04 tiết.
4. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng không được quy đổi chế độ giảm định mức tiết dạy đối với các nhiệm vụ kiêm nhiệm theo quy định tại Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư này thay thế cho định mức tiết dạy được quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Khi dạy đủ định mức tiết dạy được quy định tại khoản 3 Điều này hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được áp dụng quy định tại Điều 13 Thông tư này để tính tổng số tiết dạy khi tính số giờ dạy thêm (nếu có).
Theo đó, hiệu trưởng có định mức tiết dạy trung bình trong 01 tuần là 02 tiết.


- Toàn bộ mức lương mới thay thế khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu đồng của CBCCVC và LLVT đảm bảo cao hơn mức lương hiện hưởng không theo đề xuất của Ban Kinh tế Trung ương?
- Nghị quyết 159: Chính Phủ quyết định tiếp tục tăng lương hưu, tăng tiền lương cho CBCCVC và LLVT trong năm 2025 trong trường hợp tình hình kinh tế xã hội như thế nào?
- Quyết định bỏ toàn bộ hệ số lương, bỏ lương cơ sở 2,34 triệu đồng, triển khai thực hiện chế độ tiền lương mới xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức viên chức là bao nhiêu?
- TEMIS: Phần mềm đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên sử dụng như thế nào? Khi nào thực hiện đánh giá giáo viên trên TEMIS?
- Khoản tiền không được tính hưởng trợ cấp khi tinh giản biên chế thuộc các khoản phụ cấp khác gồm những gì theo Công văn 1814?