Pháp chế viên là gì ? Mức lương của pháp chế viên được nhà nước quy định như thế nào?
Để trở thành pháp chế viên thì phải đạt những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ vào Điều 7 Thông tư 03/2025/TT-BTP nêu rõ pháp chế viên như sau:
Pháp chế viên là công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cơ bản về pháp chế ở Trung ương hoặc cấp tỉnh, chịu trách nhiệm tổ chức thi hành pháp luật về lĩnh vực quản lý nhà nước; nghiên cứu, hoàn thiện chính sách; xây dựng hoặc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực quản lý nhà nước được giao; thực hiện các nội dung công tác pháp chế của ngành, lĩnh vực được giao.
-Mã số các ngạch pháp chế viên là 15.003.
Lưu ý: Thông tư 03/2025/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025.
- Căn cứ vào Điều 3 và Điều 4 Thông tư 03/2025/TT-BTP quy định về tiêu chuẩn chung của pháp chế viên như sau:
+ Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan.
+ Công chức được bổ nhiệm vào các ngạch pháp chế viên, nâng ngạch, chuyển ngạch phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức và quy định tại Thông tư này.
- Tiêu chuẩn về năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của pháp chế viên (Điều 7 Thông tư 03/2025/TT-BTP)
+ Hiểu và có khả năng vận dụng các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan, văn bản của cấp trên trong công tác pháp chế theo ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước được giao;
+ Có kiến thức, hiểu biết về các lĩnh vực pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ về ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước được giao; có khả năng áp dụng kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ công tác pháp chế trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao;
+ Có khả năng soạn thảo, góp ý, thẩm định các văn bản liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao;
+ Có khả năng tham gia nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm và thực tiễn công tác pháp chế;
+ Có khả năng hướng dẫn áp dụng pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ về pháp chế theo ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước được giao;
+ Có khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm và phối hợp với các đơn vị, cá nhân có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
+ Có năng lực sử dụng công nghệ thông tin và ngoại ngữ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, đào tạo, bồi dưỡng (Điều 7 Thông tư 03/2025/TT-BTP)
+ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành luật;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ pháp chế;
+ Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương.
- Người được bổ nhiệm vào ngạch pháp chế viên theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức thì ngoài các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 7 Thông tư 03/2025/TT-BTP và quy định của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức thì còn phải có ít nhất 02 năm (đủ 24 tháng) được tính cộng dồn thực hiện một trong các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Chương II của Nghị định 55/2011/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 56/2024/NĐ-CP), không kể thời gian tập sự tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ bổ nhiệm.
Pháp chế viên là gì ? Mức lương của pháp chế viên được nhà nước quy định như thế nào?(Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của pháp chế viên làm những công việc gì?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 7 Thông tư 03/2025/TT-BTP quy định cụ thể về nhiêm vụ của pháp chế viên như sau:
- Chủ trì tổ chức thực hiện một hoặc một số nội dung công tác pháp chế; tổ chức thi hành pháp luật về lĩnh vực quản lý nhà nước được giao;
- Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, đề án, dự án về ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước được giao;
- Chủ trì hoặc tham gia thẩm định, tham gia ý kiến đối với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến một ngành, lĩnh vực;
- Tham gia kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản về công tác pháp chế, văn bản quy phạm pháp luật, điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về công tác pháp chế theo ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước được giao;
- Tham gia nghiên cứu đề tài, đề án, các công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành hoặc cấp tỉnh về công tác pháp chế theo ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước được giao;
- Tham gia nghiên cứu, đề xuất, tổ chức thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác pháp chế nói chung và của ngành, lĩnh vực nói riêng;
- Tham gia tổ chức biên soạn, xây dựng các tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về công tác pháp chế; tổ chức tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm về công tác pháp chế theo ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước được giao;
- Thực hiện tổng hợp, kết nối triển khai thực hiện, tham mưu tổng hợp các nhiệm vụ, quyền hạn pháp chế trong bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Thực hiện một trong các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Chương II Nghị định 55/2011/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 56/2024/NĐ-CP);
- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác được giao và theo quy định của pháp luật.
Mức lương của pháp chế viên được nhà nước quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 03/2025/TT-BTP quy định:
Xếp lương đối với các ngạch pháp chế viên
1. Công chức các ngạch pháp chế viên được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong cơ quan Nhà nước (Bảng 2) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009; Nghị định số 14/2012/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2012; Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013; Nghị định số 117/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2016) như sau:
a) Ngạch pháp chế viên áp dụng bảng lương công chức loại A1;
b) Ngạch pháp chế viên chính áp dụng bảng lương công chức loại A2, nhóm A2.1;
c) Ngạch pháp chế viên cao cấp áp dụng bảng lương công chức loại A3, nhóm A3.1.
2. Việc chuyển xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.
Như vậy, ngạch pháp chế viên được áp dụng bảng lương công chức loại A1.
Mức lương cán bộ công chức sẽ tính dựa trên hệ số lương và mức lương cơ sở.
Trong đó, hệ số lương căn cứ theo Nghị định 204/2002/NĐ-CP và mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP.
Như vậy, bảng lương ngạch pháp chế viên từ ngày 15/05/2025 như sau:
Bậc | Hệ số lương | Mức lương chính thức (Đơn vị :VNĐ) |
1 | 2,34 | 5,475,600 |
2 | 2,67 | 6,247,800 |
3 | 3,00 | 7,020,000 |
4 | 3,33 | 7,792,200 |
5 | 3,66 | 8,564,400 |
6 | 3,99 | 9,336,600 |
7 | 4,32 | 10,108,800 |
8 | 4,65 | 10,881,000 |
9 | 4,98 | 11,653,200 |
Lưu ý: Thông tư 03/2025/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025.
Mức lương trên chưa bao gồm các chế độ phụ cấp theo quy định.







- Sửa Nghị định 178: Chính thức mức hưởng lương hưu của CBCCVC và LLVT khi nghỉ hưu trước tuổi từ 45% đến 75%, cụ thể ra sao?
- Chính thức ưu tiên giải quyết nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc cho CCVC và người lao động nào theo Công văn 1767?
- Danh sách bí thư 34 tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất tỉnh thành 2025 đầy đủ được Ban Tổ chức Trung ương chuẩn bị, xây dựng xin ý kiến những ai? Tiêu chuẩn của Bí thư tỉnh ủy được quy định như thế nào?
- Thiết kế cơ cấu tiền lương mới cho CBCCVC và LLVT khi bỏ lương cơ sở bổ sung khoản tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ lương của năm có bao gồm phụ cấp không?
- Thủ tướng Chính phủ thống nhất lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2 9 2025 đối với người lao động trên cả nước được nghỉ tổng cộng bao nhiêu ngày?