Phải thông báo cho người sử dụng lao động biết về thời gian tiến hành lấy ý kiến về đình công trong bao lâu?
Phải thông báo cho người sử dụng lao động biết về thời gian tiến hành lấy ý kiến về đình công trong bao lâu?
Tại khoản 4 Điều 201 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Lấy ý kiến về đình công
1. Trước khi tiến hành đình công, tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công quy định tại Điều 198 của Bộ luật này có trách nhiệm lấy ý kiến của toàn thể người lao động hoặc thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tham gia thương lượng.
2. Nội dung lấy ý kiến bao gồm:
a) Đồng ý hay không đồng ý đình công;
b) Phương án của tổ chức đại diện người lao động về nội dung quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 202 của Bộ luật này.
3. Việc lấy ý kiến được thực hiện trực tiếp bằng hình thức lấy phiếu hoặc chữ ký hoặc hình thức khác.
4. Thời gian, địa điểm và cách thức tiến hành lấy ý kiến về đình công do tổ chức đại diện người lao động quyết định và phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 01 ngày. Việc lấy ý kiến không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động tiến hành lấy ý kiến về đình công.
Như vậy, tổ chức đại diện người lao động quyết định thời gian tiến hành lấy ý kiến về đình công và phải thông báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 01 ngày.
Lấy ý kiến về đình công
Tại sao cần phải lấy ý kiến về đình công?
Tại Điều 200 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Trình tự đình công
1. Lấy ý kiến về đình công theo quy định tại Điều 201 của Bộ luật này.
2. Ra quyết định đình công và thông báo đình công theo quy định tại Điều 202 của Bộ luật này.
3. Tiến hành đình công.
Đông thời, theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Lao động 2019 thì trước khi tiến hành đình công, tổ chức đại diện người lao động phải có trách nhiệm lấy ý kiến của người lao động hoặc thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tham gia thương lượng về đình công.
Mặt khác, tại Điều 198 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Đình công
Đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.
Hoạt động lấy ý kiến đình công nhằm đảm bảo sự tự nguyện của người lao động khi tham gia đình công, do đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện có tổ chức, gắn kết giữa những người lao động khi quyết định đình công theo ý kiến đa số, phụ thuộc vào mong muốn, ý thức và quan điểm của người lao động.
Việc lấy ý kiến đình công được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Lao động 2019, việc lấy ý kiến đình công được thực hiện như sau:
(1) Nội dung lấy ý kiến đình công
Việc lấy ý kiến đình công bao gồm 02 nội dung như sau:
- Đồng ý hay không đồng ý đình công: Người lao động dựa trên quan điểm, mong muốn của mình để lựa chọn đồng ý hay không đồng ý. Những người không đồng ý đình công có thể không tham gia vào đình công ngay cả khi đại đa số thành viên của tổ chức đại diện người lao động không đồng ý
- Phương án của tổ chức đại diện người lao động: Người lao động được nhận phương án của tổ chức đại diện người lao động về thời điểm, địa điểm bắt đầu đình công, phạm vi đình công, yêu cầu của người lao động. Nếu không đồng tình người lao động có thể góp ý lên tổ chức đại điện người lao động, hoặc trực tiếp chọn không đồng ý đình công.
(2) Hình thức lấy ý kiến đình công
- Lấy phiếu: Tổ chức đại diện người lao động tiến hành in nhiều phiếu giống nhau, trong các phiếu có nội dung cơ bản như là các mục đồng ý/không đồng ý đình công, nêu qua phương án của tổ chức đại diện người lao động về đình công.
- Lấy chữ ký: Tổ chức đại diện người lao động xây dựng phương án tổ chức đại diện người lao động và lấy chữ ký đồng thuận cho phương án cũng như hoạt động đình công. Tên người lao động thuộc tổ chức đại diện người lao động được lưu theo danh sách, người lao động ký vào danh sách nếu đồng ý đình công.
- Hình thức khác: Có rất nhiều hình thức khác như tổ chức lấy ý kiến thông quan email, cuộc họp theo nhóm, theo đơn vị làm việc.
(3) Tổ chức hoạt động lấy ý kiến đình công
Thời gian, địa điểm lấy ý kiến đình công do tổ chức đại diện người lao động quyết định nhưng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của người sử dụng lao động cũng như công việc mà người lao động phải thực hiện.
Cũng để tránh làm người lao động sao nhãng công việc do bất ngờ lấy ý kiến đình công, tổ chức đại diện người lao động phải thông báo trước về thời gian, địa điểm và hoạt động lấy ý kiến người lao động cho người lao động biết ít nhất 01 ngày để người lao động sắp xếp công việc và tham gia lấy ý kiến.
(4) Kết quả lấy ý kiến đình công
- Nếu trên 50% số người được lấy ý kiến đồng ý với nội dung đình công (phương án đình công do tổ chức đại diện người lao động xây dựng) thì tổ chức đại diện người lao động ra quyết định đình công
- Nếu dưới 50% số người được lấy ý kiến không đồng ý với nội dung đình công thì không tiến hành đình công như phương án của tổ chức đại diện người lao động nữa.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?