Pa lăng điện được phân loại như thế nào theo TCVN 5180:1990?
Pa lăng điện được phân loại như thế nào theo TCVN 5180:1990?
Căn cứ theo tiểu mục 1.3 Mục 1 TCVN 5180:1990 (ST SEV 1727-86) về palăng điện - Yêu cầu chung về an toàn do Ủy ban Khoa học Nhà nước có quy định về việc phân loại pa lăng điện như sau:
Pa lăng điện được phân loại theo chế độ làm việc theo chỉ dẫn trong bảng 1, 2 và 3.
Bảng 1
Nhóm chế độ làm việc của pa lăng phụ thuộc vào cấp sử dụng và cấp chịu tải
Cấp sử dụng | Nhóm chế độ làm việc của pa lăng theo cấp chịu tải | |||
B1 | B2 | B3 | B4 | |
A0 | 1 | 1 | 1 | 2 |
A1 | 1 | 1 | 2 | 3 |
A2 | 1 | 2 | 3 | 4 |
A3 | 2 | 3 | 4 | 5 |
A4 | 3 | 4 | 5 | 6 |
A5 | 4 | 5 | 6 | 6 |
A6 | 5 | 6 | 6 | 6 |
Bảng 2
Cấp sử dụng pa lăng phụ thuộc thời gian làm việc tổng cộng
Cấp sử dụng | Thời gian làm việc tổng cộng, giờ |
A0 | 800 |
A1 | 1600 |
A2 | 3200 |
A3 | 6300 |
A4 | 12500 |
A5 | 25000 |
A6 | 50000 |
Chú thích. Thời gian làm việc của pa lăng là thời gian pa lăng ở trạng thái di chuyển.
Bảng 3
Cáp chịu tải phụ thuộc vào hệ số chịu tải KQ
Cấp chịu tải | Hệ số chịu tải KQ | Đặc tính của cấp chịu tải |
B1 | Đến 0,125 | Làm việc ở tải trọng nhỏ hơn nhiều so với tải trọng danh nghĩa và chỉ trong một số ít trường hợp làm việc ở tải trọng danh nghĩa |
B2 | Trên 0,125 đến 0,250 | Làm việc ở tải trọng trung bình và tải trọng danh nghĩa |
B3 | Trên 0,250 đến 0,500 | Làm việc ở tải trọng danh nghĩa và gần bằng tải trọng danh nghĩa |
B4 | Trên 0,500 đến 1,0 | Làm việc thường xuyên ở tải trọng danh nghĩa và gần bằng tải trọng danh nghĩa |
Các pa lăng để vận chuyển kim loại nóng chảy, xì nóng chảy, các chất độc hại và các hàng hóa nguy hiểm có nhóm chế độ làm việc không nhỏ hơn 5.
1.3.2. Hệ số chịu tải K trong yêu cầu đối với kết cấu và vật liệu được tính theo công thức:
Pa lăng điện được phân loại như thế nào theo TCVN 5180:1990?
Yêu cầu đối với thiết bị điện và điều khiển theo TCVN 5180:1990 như thế nào?
Căn cứ theo Mục 5 TCVN 5180:1990 (ST SEV 1727-86) về palăng điện - Yêu cầu chung về an toàn do Ủy ban Khoa học Nhà nước có yêu cầu đối với thiết bị điện và điều khiển như sau:
5.1. Điều khiển pa lăng bằng thiết bị điều khiển. Thiết bị điều khiển được cấp điện từ mạng điều khiển hoặc mạng động lực.
Nếu thiết bị điều khiển được đóng vào mạng động lực, điện áp mạng động lực không được lớn hơn 380V.
5.2. Sơ đồ điện cũng như thiết bị điều khiển cần được khóa liên động để loại trừ khả năng nối mạch đồng thời hai công tắc đảo chiều khi điều khiển bằng phương pháp gián tiếp hoặc nối mạch đồng thời hai phần tử chuyển động đảo chiều khi điều khiển bằng phương pháp trực tiếp.
5.3. Sau khi ngừng ấn nút điều khiển, cơ cấu được điều khiển phải ngừng làm việc.
5.4. Công tắc hành trình phải mắc trực tiếp vào mạng động lực hoặc mạng điều khiển.
5.5. Điện áp trong mạng điều khiển khi điều khiển bằng phương pháp gián tiếp không được lớn hơn 42V.
Trong trường hợp dùng thiết bị điều khiển có vỏ làm bằng vật liệu cách điện hoặc có phủ lớp cách điện cho phép điện áp mạng điều khiển đến 220V.
Khi mạng điều khiển được nối với biến thế hạ áp, các cuộn dây của chúng không được nối điện với nhau.
Đề phòng dò điện của thiết bị điều khiển, thiết bị an toàn trong mạch điều khiển và mạch bảo vệ, phải nối đất hoặc nối với vỏ máy hai lần.
5.6. Khi điều khiển pa lăng bằng phương pháp trực tiếp bảng điều khiển phải được chế tạo bằng vật liệu cách điện hoặc có phủ lớp cách điện.
5.7. Mạng điện thiết bị an toàn phải thiết kế theo nguyên lý dòng điện tĩnh.
5.8. Trong pa lăng cần dùng dây dẫn bằng đồng có lớp cách điện có diện tích mặt cắt ngang: trong mạch thứ cấp và mạch phanh điện từ - không nhỏ hơn 0,75mm2, trong mạch dẫn vào động cơ điện – không nhỏ hơn 1,5 mm2.
5.9. Vỏ thiết bị điều khiển phải chịu được va đập.
Dây treo thiết bị điều khiển phải chịu được lực 0,5KN.
5.10. Thiết bị điều khiển gián tiếp pa lăng từ sàn phải có khóa điều khiển liên động pa lăng.
5.11. Các nút ấn của thiết bị điều khiển phải được bố trí trên cùng một bảng và có ký hiệu giải thích.
5.12. Để tránh điện giật do dò điện, các phần tử của pa lăng không nối với mạch điện cũng phải cách điện.
5.13. Dây nối đất không được sử dụng như dây làm việc và mạch của nó không được ngắt bởi công tắc hoặc cầu chì.
5.14. Thiết bị điện của pa lăng có cáp bảo vệ không thấp hơn IP44 theo TCVN 1988-77
Yêu cầu đối với ghi nhãn theo TCVN 5180:1990 là gì?
Căn cứ theo Mục 6 TCVN 5180:1990 (ST SEV 1727-86) về palăng điện - Yêu cầu chung về an toàn do Ủy ban Khoa học Nhà nước có yêu cầu ghi nhãn như sau:
* Ở chỗ dễ nhìn thấy của pa lăng nhà máy sản xuất phải gắn nhãn ghi các nội dung sau:
1) Tên nhà máy sản xuất;
2) Loại pa lăng;
3) Tải trọng nâng cho phép;
4) Năm sản xuất;
5) Số hiệu của nhà máy;
6) Nhóm chế độ làm việc của pa lăng;
7) Điện áp dòng danh nghĩa;
8) Tần số dòng danh nghĩa;
9) Chiều cao nâng.
6.2. Trên móc nâng hàng của pa lăng phải gắn nhãn ghi các nội dung sau:
1) Tên hoặc ký hiệu của nhà máy sản xuất;
2) Số hiệu của nhà máy;
3) Năm sản xuất;
4) Dấu của phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm;
5) Sức nâng hay ký hiệu qui ước của sức nâng.
* Vỏ móc hàng của pa lăng cần sơn các vạch vàng và đen xen kẽ để báo nguy hiểm cho người sử dụng.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?