Nộp hồ sơ khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp ở đâu?

Nộp hồ sơ khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp ở đâu?

Nộp hồ sơ khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp ở đâu?

Căn cứ Điều 13 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định về quy trình và nội dung khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp, cụ thể như sau:

Quy trình và nội dung khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp
1. Quy trình khám định kỳ cho người mắc bệnh nghề nghiệp:
a) Trước khi khám định kỳ cho người mắc bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động hoặc người lao động phải gửi cho cơ sở khám bệnh nghề nghiệp các giấy tờ theo quy định tại Điều 12 Thông tư này;
b) Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp thông báo thời gian, địa điểm và các nội dung khác liên quan đến khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp tới người sử dụng lao động hoặc người lao động;
c) Cơ sở khám bệnh nghề nghiệp tổ chức khám cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp;
d) Kết thúc đợt khám, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp có trách nhiệm ghi đầy đủ kết quả khám định kỳ người mắc bệnh nghề nghiệp trong hồ sơ bệnh nghề nghiệp; tổng hợp kết quả khám định kỳ bệnh nghề nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này và trả kết quả cho người sử dụng lao động trong thời gian 20 ngày làm việc.
2. Nội dung khám định kỳ bệnh nghề nghiệp:
a) Thực hiện theo quy định tại điểm a, b, d Khoản 2 Điều 9 và hướng dẫn tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Việc bổ sung nội dung khám lâm sàng và cận lâm sàng cho từng bệnh nghề nghiệp dựa vào tiến triển, biến chứng của bệnh theo chỉ định của bác sỹ.

Theo đó, trước khi khám định kỳ cho người mắc bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động hoặc người lao động phải gửi cho cơ sở khám bệnh nghề nghiệp hồ sơ khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp.

Nộp hồ sơ khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp ở đâu?

Nộp hồ sơ khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp ở đâu?

Người sử dụng lao động phải thanh toán chi phí y tế thế nào cho người bị bệnh nghề nghiệp?

Căn cứ khoản 2 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;
2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;
...

Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị bệnh nghề nghiệp như sau:

- Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế.

- Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.

- Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

Người lao động mắc bệnh nghề nghiệp được khám định kỳ những nội dung gì?

Căn cứ Điều 11 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định về đối tương và thời gian khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp, cụ thể như sau:

Đối tượng và thời gian khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp
1. Người lao động đã được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp.
2. Thời gian khám định kỳ bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo đó, người lao động đã được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp phải khám định kỳ bệnh nghề nghiệp theo thời gian và nội dung khám được quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BYT như sau:

Xem chi tiết thời gian và nội dung khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp: Tại đây.

Bệnh nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Việc phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động phải được thực hiện từ thời điểm nào?
Lao động tiền lương
Không bố trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động bị bệnh nghề nghiệp theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa bị phạt bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Thời điểm nào người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp?
Lao động tiền lương
Thủ tục hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp lần đầu hiện nay được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Bố trí công việc cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp không theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa có bị xử phạt không?
Lao động tiền lương
Chế độ trợ cấp cho người lao động tái phát bệnh nghề nghiệp được quy định thế nào?
Lao động tiền lương
35 loại bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định là gì?
Lao động tiền lương
Mẫu biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính mới nhất là biên bản nào?
Lao động tiền lương
Bệnh trầm cảm do áp lực công việc có phải là bệnh nghề nghiệp hay không?
Lao động tiền lương
Áp lực công việc gây nên bệnh rối loạn lo âu thì có phải bệnh nghề nghiệp hay không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bệnh nghề nghiệp
528 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh nghề nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh nghề nghiệp

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ văn bản hướng dẫn Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào