Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội là gì?
Bảo hiểm xã hội là gì?
Căn cứ tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người tham gia bảo hiểm xã hội khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, khi nghỉ hưu hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội hoặc do ngân sách nhà nước bảo đảm.
2. Trợ cấp hưu trí xã hội là loại hình bảo hiểm xã hội do ngân sách nhà nước bảo đảm cho người cao tuổi đủ điều kiện theo quy định của Luật này.
3. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động, người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải tham gia.
...
Theo đó, bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người tham gia bảo hiểm xã hội khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, khi nghỉ hưu hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội hoặc do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội là gì?
Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội là gì?
Căn cứ tại Điều 133 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội
1. Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Thực hiện công tác thống kê nhà nước về bảo hiểm xã hội.
4. Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực về bảo hiểm xã hội.
5. Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội.
6. Cơ chế tài chính, tài chính quỹ bảo hiểm xã hội.
7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
8. Sơ kết, tổng kết, khen thưởng về bảo hiểm xã hội.
9. Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.
Theo đó, nội dung quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội là:
- Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Thực hiện công tác thống kê nhà nước về bảo hiểm xã hội.
- Đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực về bảo hiểm xã hội.
- Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội.
- Cơ chế tài chính và tài chính quỹ bảo hiểm xã hội.
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Sơ kết, tổng kết và khen thưởng về bảo hiểm xã hội.
- Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.
Hành vi nào được xem là trốn đóng bảo hiểm xã hội?
Căn cứ theo Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp là hành vi của người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây để không đóng hoặc đóng không đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động:
a) Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này mà người sử dụng lao động không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;
b) Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp mà người sử dụng lao động không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
c) Đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp hơn quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật này;
d) Đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp thấp hơn quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp;
đ) Không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền đã đăng ký bảo hiểm xã hội bắt buộc sau 60 ngày kể từ ngày đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chậm nhất quy định tại khoản 4 Điều 34 của Luật này và đã được cơ quan có thẩm quyền đôn đốc theo quy định tại Điều 35 của Luật này;
e) Không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền đã đăng ký bảo hiểm thất nghiệp sau 60 ngày kể từ ngày đóng bảo hiểm thất nghiệp chậm nhất theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và đã được cơ quan có thẩm quyền đôn đốc theo quy định tại Điều 35 của Luật này;
g) Các trường hợp khác bị coi là trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Chính phủ.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quy định các trường hợp thuộc khoản 1 Điều này nhưng có lý do chính đáng thì không bị coi là trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, những hành vi được xem là trốn đóng bảo hiểm xã hội bao gồm:
- Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn mà người sử dụng lao động không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;
- Đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp hơn mức quy định;
- Không đóng hoặc đóng không đầy đủ số tiền đã đăng ký bảo hiểm xã hội bắt buộc sau 60 ngày kể từ ngày đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chậm nhất và đã được cơ quan có thẩm quyền đôn đốc;
- Các trường hợp khác theo quy định.
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2025.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?