Nội dung kiểm tra định kỳ cần trục tháp gồm những gì?
Nội dung kiểm tra định kỳ cần trục tháp gồm những gì?
Căn cứ theo tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11074-3:2015 (ISO 9927-3:2005) quy định như sau:
Kiểm tra định kỳ
...
6.2 Nội dung
Các kiểm tra định kỳ phải bao gồm các nội dung của kiểm tra thường kỳ.
Các thử nghiệm chức năng của tất cả các bộ phận phải được tiến hành tại vị trí bất lợi nhất đối với cần trục.
a) Kiểm tra xác nhận các tấm biển báo, ghi nhãn và định danh của cần trục.
b) Kiểm tra xác nhận có sổ tay chỉ dẫn.
c) Kiểm tra xác nhận các biên bản bảo trì.
d) Kiểm tra xác nhận các bộ phận, thiết bị và kết cấu thép. So sánh bộ phận lắp trên cần trục tháp với bộ phận ghi trong hồ sơ.
e) Chú ý trạng thái của thiết bị khi thấy cần trục bị xuống cấp:
- hộp số hoặc các bộ phận của nó bị lỏng ra và dầu bị rò rỉ;
- các liên kết giữa các bộ phận riêng biệt (ví dụ động cơ, hộp số, phanh, tang) cho thấy bị mòn hoặc hư hỏng;
- tiếng ồn và dao động bất thường có thể nhận biết;
- nhiệt độ cao bất thường có thể nhận biết;
- má phanh bị mòn hoặc hư hỏng;
- tình trạng chung đáng ngờ (ăn mòn, bụi bẩn);
- lắp đặt điện (đầu dây dẫn, lắp dây dẫn) cho thấy bị hư hỏng;
- cáp (xem TCVN 10837 (ISO 4309);
- móc (xem Phụ lục B).
f) Thử chức năng: Các bộ phận sau phải hoạt động hiệu quả với tải trọng danh định:
- các cơ cấu, đặc biệt là phanh;
- các thiết bị giới hạn và thiết bị chỉ báo.
g) Kết cấu thép và ray:
- các mối hàn;
- ăn mòn;
- biến dạng dư;
- các vết nứt gẫy.
h) Đế cần trục tháp/đường chạy.
Ví dụ xem TCVN 11074-1 (ISO 9927-1). Phụ lục A.
...
Theo đó, nội dung kiểm tra định kỳ cần trục tháp gồm:
- Kiểm tra xác nhận các tấm biển báo, ghi nhãn và định danh của cần trục.
- Kiểm tra xác nhận có sổ tay chỉ dẫn.
- Kiểm tra xác nhận các biên bản bảo trì.
- Kiểm tra xác nhận các bộ phận, thiết bị và kết cấu thép. So sánh bộ phận lắp trên cần trục tháp với bộ phận ghi trong hồ sơ.
- Chú ý trạng thái của thiết bị khi thấy cần trục bị xuống cấp:
+ Hộp số hoặc các bộ phận của nó bị lỏng ra và dầu bị rò rỉ;
+ Các liên kết giữa các bộ phận riêng biệt (ví dụ động cơ, hộp số, phanh, tang) cho thấy bị mòn hoặc hư hỏng;
+ Tiếng ồn và dao động bất thường có thể nhận biết;
+ Nhiệt độ cao bất thường có thể nhận biết;
+ Má phanh bị mòn hoặc hư hỏng;
+ Tình trạng chung đáng ngờ (ăn mòn, bụi bẩn);
+ Lắp đặt điện (đầu dây dẫn, lắp dây dẫn) cho thấy bị hư hỏng;
+ Cáp;
+ Móc.
- Thử chức năng: Các bộ phận sau phải hoạt động hiệu quả với tải trọng danh định:
+ Các cơ cấu, đặc biệt là phanh;
+ Các thiết bị giới hạn và thiết bị chỉ báo.
- Kết cấu thép và ray:
+ Các mối hàn;
+ Ăn mòn;
+ Biến dạng dư;
+ Các vết nứt gẫy.
- Đế cần trục tháp/đường chạy.
Lưu ý:
- Các kiểm tra định kỳ phải bao gồm các nội dung của kiểm tra thường kỳ.
- Các thử nghiệm chức năng của tất cả các bộ phận phải được tiến hành tại vị trí bất lợi nhất đối với cần trục.
Nội dung kiểm tra định kỳ cần trục tháp gồm những gì? (Hình từ Internet)
Việc kiểm tra định kỳ cần trục tháp phải được thực hiện bởi ai?
Căn cứ theo tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11074-3:2015 (ISO 9927-3:2005) quy định như sau:
Kiểm tra định kỳ
6.1 Quy định chung
Kiểm tra định kỳ là các kiểm tra có tính chu kỳ, như quy định tại 6.3 và sau mỗi lần lắp dựng lại.
Các kiểm tra định kỳ phải bao gồm kiểm tra bằng quan sát (thường không yêu cầu tháo dỡ) và các thử nghiệm chức năng, thử có tải và không tải như mô tả dưới đây.
Cần trục phải được thực hiện bởi người có thẩm quyền (ví dụ nhân viên có kinh nghiệm, xem TCVN 11074-1 (ISO 9927-1).
Người có thẩm quyền phải có:
- báo cáo của các lần kiểm tra trước đó;
- dữ liệu được tự động ghi lại, nếu có thể, (số chu trình, số giờ, ngày, tải trọng, v.v...) cho phép hiểu về thời gian hoạt động của các bộ phận có dữ liệu.
...
Theo đó, cần trục tháp phải được thực hiện bởi người có thẩm quyền (ví dụ: nhân viên có kinh nghiệm,...).
Cần trục tháp phải được kiểm tra định kỳ bao lâu một lần?
Căn cứ theo tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11074-3:2015 (ISO 9927-3:2005) quy định như sau:
Kiểm tra định kỳ
...
6.3 Tần suất kiểm tra
Các cần trục tháp phải được kiểm tra ít nhất mỗi năm một lần và sau mỗi lần lắp dựng lại.
CHÚ THÍCH 1: Một số kiểm tra xác nhận được thực hiện khi cần trục tháp đã được tháo dỡ.
CHÚ THÍCH 2: Việc thay đổi cụm puly hoặc thêm một đoạn cần kéo dài hoặc một đốt thân tháp không được coi là tháo dỡ hoặc lắp dựng lại.
CHÚ THÍCH 3: Sau khi cần trục tháp tự lắp dựng được xếp lại hoặc mở ra thì chỉ cần kiểm tra trong phạm vi các hạng mục b), c), f), g) và h) tại 6.2.
...
Theo đó, cần trục tháp phải được kiểm tra ít nhất mỗi năm một lần và sau mỗi lần lắp dựng lại.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?