Nội dung chi tiết của hợp đồng cung ứng lao động tại thị trường Nhật Bản mới nhất?
Hợp đồng cung ứng lao động cần phải đảm bảo nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:
Hợp đồng cung ứng lao động
1. Hợp đồng cung ứng lao động là văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam với bên nước ngoài tiếp nhận lao động về điều kiện, quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong việc cung ứng và tiếp nhận người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
2. Hợp đồng cung ứng lao động phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động và có những nội dung sau đây:
a) Thời hạn của hợp đồng;
b) Số lượng người lao động; ngành, nghề, công việc phải làm; độ tuổi của người lao động;
c) Nước tiếp nhận lao động;
d) Địa điểm làm việc nếu hợp đồng ký với người sử dụng lao động ở nước ngoài;
đ) Điều kiện, môi trường làm việc;
e) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
g) An toàn, vệ sinh lao động;
h) Tiền lương, tiền công, chế độ khác và tiền thưởng (nếu có); tiền làm thêm giờ; các khoản khấu trừ từ lương theo quy định của nước tiếp nhận lao động;
i) Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt, đi lại từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại;
k) Chế độ khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe sinh sản;
l) Chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
m) Điều kiện chấm dứt hợp đồng của người lao động trước thời hạn và trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
n) Tiền dịch vụ được bên nước ngoài tiếp nhận lao động chi trả (nếu có);
o) Trách nhiệm trả chi phí đi lại từ Việt Nam đến nơi làm việc và ngược lại;
p) Trách nhiệm của các bên khi người lao động gặp rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
q) Trách nhiệm của các bên trong việc giải quyết vấn đề phát sinh đối với người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
r) Cơ chế, thủ tục và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp;
s) Thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết khoản 2 Điều này phù hợp với từng thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể.
Như vậy, hợp đồng cung ứng lao động là văn bản thỏa thuận giữa doanh nghiệp dịch vụ Việt Nam với bên nước ngoài tiếp nhận lao động đây là tài liệu pháp lý quan trọng để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của các bên và đảm bảo các bên tuân thủ pháp luật liên quan đến việc thuê người lao động từ bên thứ ba.
Nếu hợp đồng cung ứng lao động không đảm bảo nội dung chính xác, trung thực, rõ ràng và chi tiết sẽ có thể dẫn đến các tranh chấp và rủi ro pháp lý trong quá trình thuê người lao động.
Nội dung chi tiết của hợp đồng cung ứng lao động tại thị trường Nhật Bản mới nhất?
Nội dung chi tiết của hợp đồng cung ứng lao động tại thị trường Nhật Bản mới nhất?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH có quy định về nội dung chi tiết của hợp đồng cung ứng lao động tại thị trường Nhật Bản như sau:
Nội dung chi tiết của hợp đồng cung ứng lao động
Nội dung chi tiết của hợp đồng cung ứng lao động theo thị trường, ngành, nghề, công việc được quy định như sau:
1. Đối với các ngành, nghề, công việc tại thị trường Nhật Bản quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Dẫn chiếu đến Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH có quy định nội dung mà hợp đồng cung ứng lao động cần phải có như sau:
Nội dung chi tiết của hợp đồng cung ứng lao động tại thị trường Nhật Bản mới nhất: TẢI VỀ
Đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản thực hiện theo thủ tục như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 16 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản, cụ thể như sau:
Hồ sơ, thủ tục đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản
...
2. Thủ tục:
a) Doanh nghiệp dịch vụ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử (www.dolab.gov.vn);
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận và có văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản. Trường hợp không chấp thuận, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó, thực hiện đăng ký hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại Nhật Bản như sau:
- Doanh nghiệp dịch vụ nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc trực tuyến tại Cổng thông tin điện tử (www.dolab.gov.vn).
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận và có văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền của Nhật Bản. Trường hợp không chấp thuận, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.











- Danh sách bí thư 34 tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất tỉnh thành 2025 đầy đủ được Ban Tổ chức Trung ương chuẩn bị, xây dựng xin ý kiến những ai? Tiêu chuẩn của Bí thư tỉnh ủy được quy định như thế nào?
- Thiết kế cơ cấu tiền lương mới cho CBCCVC và LLVT khi bỏ lương cơ sở bổ sung khoản tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ lương của năm có bao gồm phụ cấp không?
- Thủ tướng Chính phủ thống nhất lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2 9 2025 đối với người lao động trên cả nước được nghỉ tổng cộng bao nhiêu ngày?
- Tăng lương hưu lên hơn 15% cho CBCCVC và LLVT, sau đó tiếp tục tăng lương hưu trong năm 2025 được đề xuất thực hiện trong trường hợp gì?
- Toàn bộ mức lương mới thay thế khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu đồng của CBCCVC và LLVT đảm bảo cao hơn mức lương hiện hưởng không theo đề xuất của Ban Kinh tế Trung ương?