NLĐ tham gia BHTNLĐ tự nguyện được cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó để tính mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động không?
Điều kiện hưởng chế độ BHTNLĐ tự nguyện là gì?
Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định về chế độ bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện (sau đây gọi là BHTNLĐ tự nguyện) đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định:
Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
1. Người lao động đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện quy định tại Điều 4 của Nghị định này khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do tai nạn lao động xảy ra trong thời gian tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện;
b) Không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Người lao động không được hưởng các chế độ tai nạn lao động tại Điều 4 của Nghị định này nếu tai nạn xảy ra do một trong các nguyên nhân sau:
a) Mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến công việc, nhiệm vụ lao động;
b) Người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
c) Sử dụng chất ma tuý, chất gây nghiện trái quy định của pháp luật.
Như vậy, người lao động được hưởng chế độ BHTNLĐ tự nguyện nếu đáp ứng được các điều kiện sau:
- Đang tham gia BHTNLĐ tự nguyện
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do TNLĐ xảy ra trong thời gian tham gia BHTNLĐ tự nguyện;
- Nguyên nhân của tai nạn không bắt nguồn từ mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến công việc, nhiệm vụ lao động;
- Người lao động không phải cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
- Không sử dụng chất ma tuý, chất gây nghiện trái quy định của pháp luật.
NLĐ tham gia BHTNLĐ tự nguyện được cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó để tính mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động không?
NLĐ tham gia BHTNLĐ tự nguyện được cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó để tính mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định:
Trợ cấp tai nạn lao động
...
3. Trợ cấp tai nạn lao động thực hiện theo nguyên tắc tai nạn lao động xảy ra lần nào thực hiện trợ cấp lần đó, không cộng dồn các vụ tai nạn đã xảy ra từ các lần trước đó.
...
Như vậy, NLĐ tham gia BHTNLĐ tự nguyện sẽ không được cộng dồn các vụ tai nạn lao động đã xảy ra từ các lần trước đó để tính mức hưởng trợ cấp. Mỗi vụ tai nạn lao động sẽ được xem xét và giải quyết độc lập, với trợ cấp được thực hiện cho từng vụ tai nạn cụ thể.
Điều này có nghĩa là nếu một NLĐ gặp nhiều tai nạn lao động khác nhau trong quá trình làm việc, họ sẽ nhận trợ cấp cho từng vụ tai nạn riêng biệt mà không được cộng dồn mức suy giảm khả năng lao động từ các vụ tai nạn trước đó.
Ví dụ: NLĐ đã nhận trợ cấp cho một vụ tai nạn với mức suy giảm khả năng lao động là 4% => không đủ điều kiện hưởng trợ cấp tai nạn lao động.
Sau đó lại gặp một vụ tai nạn khác dẫn đến mức suy giảm khả năng lao động là 15%.
Như vậy, NLĐ sẽ chỉ nhận trợ cấp cho vụ tai nạn thứ hai theo mức suy giảm khả năng lao động là 15% mà không cộng dồn với vụ tai nạn đầu tiên để thành 19%.
Điều này nhằm đảm bảo tính công bằng và minh bạch trong việc chi trả trợ cấp tai nạn lao động, đồng thời cũng giúp quản lý quỹ bảo hiểm một cách hiệu quả hơn. NLĐ cần lưu ý điều này khi tham gia BHTNLĐ tự nguyện để hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình trong quá trình tham gia bảo hiểm.
Phương thức và mức đóng của BHTNLĐ tự nguyện thế nào?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định:
Phương thức đóng và mức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
1. Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội theo một trong hai phương thức đóng sau đây:
a) Đóng 06 tháng một lần;
b) Đóng 12 tháng một lần.
2. Người đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được thay đổi phương thức đóng. Việc thay đổi phương thức đóng được thực hiện sau khi đã hoàn thành chu kỳ đóng đã đăng ký trước đó.
3. Mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
a) Mức đóng 06 tháng bằng 6% tháng lương tối thiểu vùng IV;
b) Mức đóng 12 tháng bằng 12% tháng lương tối thiểu vùng IV.
4. Thời điểm đóng bảo hiểm tai nạn lao động đối với phương thức đóng quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Lần đầu, ngay khi đăng ký tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện;
b) Lần tiếp theo, trong vòng 10 ngày trước khi hết chu kỳ đóng.
c) Ngay khi đăng ký lại bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo Điều 17 của Nghị định này.
Dựa theo quy định trên, phương thức và mức đóng của BHTNLĐ tự nguyện như sau:
- Phương thức đóng:
Lựa chọn một trong hai phương thức: đóng 06 tháng một lần hoặc đóng 12 tháng một lần.
Trường hợp muốn thay đổi phương thức đóng thì người lao động cần hoàn thành xong chu kỳ đóng đã đăng ký trước đó.
- Mức đóng:
+ Mức đóng 06 tháng bằng 6% tháng lương tối thiểu vùng 4.
+ Mức đóng 12 tháng bằng 12% tháng lương tối thiểu vùng 4.
- Thời điểm đóng:
+ Lần đầu: Ngay khi đăng ký tham gia BHTNLĐ tự nguyện.
+ Lần tiếp theo: Trong vòng 10 ngày trước khi hết chu kỳ đóng
+ Đăng ký lại: Ngay khi đăng ký lại BHTNLĐ tự nguyện.
Lưu ý: Nghị định 143/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?