Những trường hợp nào phải đổi giấy phép lái xe? Thời gian làm việc tối đa của tài xế lái xe ô tô là bao nhiêu giờ?
Những trường hợp nào phải đổi giấy phép lái xe?
Bộ Giao thông vận tải ban hành đã Thông tư 35/2024/TT-BGTVT quy định từ ngày 01/01/2025 sẽ áp dụng mẫu giấy phép lái xe mới theo Mẫu số 01 Phụ lục XXIV ban hành kèm theo Thông tư 35/2024/TT-BGTVT với hình thức như sau:
- Mặt trước:
- Mặt sau:
Tuy nhiên, mẫu bằng lái xe mới trên chỉ áp dụng từ ngày 01/01/2025 đến hết ngày 31/12/2025.
Và kể từ ngày 01/01/2026, sẽ áp dụng theo Mẫu số 02 Phụ lục XXIV ban hành kèm theo Thông tư 35/2024/TT-BGTVT.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 62 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, người dân phải đổi giấy phép lái xe trong 06 trường hợp sau:
- Giấy phép lái xe bị mất;
- Giấy phép lái xe bị hỏng không còn sử dụng được;
- Trước thời hạn ghi trên giấy phép lái xe;
- Thay đổi thông tin ghi trên giấy phép lái xe;
- Giấy phép lái xe nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng;
- Giấy phép lái xe do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp khi có yêu cầu hoặc người được cấp không còn làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Như vậy, không bắt buộc người dân phải đổi giấy phép lái xe sang mẫu mới nếu giấy phép lái xe hiện tại vẫn còn thời hạn sử dụng.
Cụ thể, giấy phép lái xe được cấp trước ngày 01/01/2025 sẽ tiếp tục có hiệu lực theo thời hạn ghi trên giấy phép. Nếu từ ngày 01/01/2025 mà giấy phép lái xe cũ cấp trước 01/01/2025 đã hết hạn thì sẽ tiến hành cấp đổi theo quy định mới. Mẫu giấy phép lái xe sau khi cấp đổi sẽ là mẫu mới.
Ngoài ra, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 cũng khuyến khích người dân đổi giấy phép lái xe không thời hạn được cấp trước ngày 1/7/2012 sang mẫu mới để thuận tiện trong quản lý và sử dụng.
Những trường hợp nào phải đổi giấy phép lái xe? Thời gian làm việc tối đa của tài xế lái xe ô tô là bao nhiêu giờ?
Mẫu đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe mới nhất là mẫu nào?
Hiện nay, Mẫu đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe mới nhất được quy định tại Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Thông tư 35/2024/TT-BGTVT, mẫu có dạng như sau:
Tải đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe: Tại đây.
Thời gian làm việc tối đa của tài xế lái xe ô tô là bao nhiêu giờ?
Tại Điều 64 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có quy định như sau:
Thời gian làm việc của người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ
1. Thời gian lái xe của người lái xe ô tô không quá 10 giờ trong một ngày và không quá 48 giờ trong một tuần; lái xe liên tục không quá 04 giờ và bảo đảm các quy định có liên quan của Bộ luật Lao động.
2. Đơn vị kinh doanh vận tải, đơn vị hoạt động vận tải nội bộ và người lái xe ô tô kinh doanh vận tải và vận tải nội bộ chịu trách nhiệm thực hiện các quy định tại Điều này.
Theo đó, thời gian làm việc tối đa của tài xế xe ô tô là 10 giờ/ngày và không quá 48 giờ/tuần, đồng thời không được lái xe liên tục quá 4 giờ.
Tuổi tối đa của tài xế lái xe ô tô chở người trên 29 chỗ là bao nhiêu?
Tại Điều 59 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định như sau:
Tuổi, sức khỏe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
1. Độ tuổi của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng được quy định như sau:
a) Người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy;
b) Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A, B1, B, C1, được cấp chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ để điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ;
c) Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C, BE;
d) Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D1, D2, C1E, CE;
đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D1E, D2E, DE;
e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người (kể cả xe buýt) trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe), xe ô tô chở người giường nằm là đủ 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.
2. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải bảo đảm điều kiện sức khỏe phù hợp với từng loại phương tiện được phép điều khiển. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô; xây dựng cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định độ tuổi của người lái xe trong lực lượng quân đội, công an làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Theo đó, tuổi tối đa của tài xế lái xe ô tô chở người trên 29 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) là đủ 57 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.




- Thống nhất mức lương mới thay thế mức lương cơ sở 2,34 bị bãi bỏ sau 2026 là mức lương cơ bản chiếm bao nhiêu % tổng quỹ lương theo đề xuất của Ban Kinh tế Trung ương?
- Thống nhất lịch nghỉ lễ Tết Nguyên Đán 2026 của người lao động và cán bộ công chức viên chức sẽ có những ngày cụ thể do ai quy định?
- Ngừng áp dụng lương cơ sở của CBCCVC và LLVT, triển khai thực hiện xây dựng cơ cấu tiền lương mới bổ sung thêm 01 khoản tiền chiếm 10% tổng quỹ lương có đúng không?
- Bỏ cấp huyện, sáp nhập xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp được thực hiện thế nào theo Nghị quyết 60? Đại biểu HĐND cấp huyện có quyền tiếp công dân không?
- Quyết định chính thức bãi bỏ lương cơ sở, bãi bỏ hệ số lương của 09 đối tượng CBCCVC và LLVT, mở rộng quan hệ tiền lương sau 2026 như thế nào?