Những ngành nghề có triển vọng trong tương lai đến năm 2025?
Những ngành nghề có triển vọng trong tương lai?
Hiện nay, có nhiều ngành nghề có triển vọng trong tương lai, tùy thuộc vào xu hướng và nhu cầu của thị trường. Một số ngành nghề có triển vọng cao nhất hiện nay và trong tương lai bạn có thể tham khảo như sau:
- Công nghệ thông tin: Đây là ngành nghề liên quan đến thiết kế, phát triển, vận hành và bảo mật các hệ thống, phần mềm, ứng dụng, website... Công nghệ thông tin là một ngành nghề đang phát triển rất nhanh và có nhu cầu cao trên toàn thế giới.
Các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin có triển vọng cao nhất bao gồm: lập trình viên, kỹ sư phần mềm, chuyên gia an ninh mạng, chuyên gia trí tuệ nhân tạo, chuyên gia phân tích dữ liệu...
- Y tế: Đây là ngành nghề liên quan đến chăm sóc sức khỏe và phòng chống bệnh tật của con người. Y tế là một ngành nghề luôn có vai trò quan trọng và thiết yếu trong xã hội.
Các ngành nghề thuộc lĩnh vực y tế có triển vọng cao nhất bao gồm: bác sĩ, y tá, dược sĩ, chuyên gia xét nghiệm, chuyên gia dinh dưỡng...
- Giáo dục: Đây là ngành nghề liên quan đến việc dạy dỗ, giáo dục và nuôi dưỡng thế hệ trẻ của đất nước. Giáo dục là một ngành nghề có ý nghĩa nhân văn và góp phần vào sự phát triển của con người và xã hội.
Các ngành nghề thuộc lĩnh vực giáo dục có triển vọng cao nhất bao gồm: giáo viên, giảng viên, giáo sư, chuyên gia giáo dục, nhà nghiên cứu...
- Năng lượng: Đây là ngành nghề liên quan đến việc sản xuất, phân phối và tiêu thụ các nguồn năng lượng cho các hoạt động kinh tế - xã hội. Năng lượng là một ngành nghề đang đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội trong bối cảnh biến đổi khí hậu và cần thiết phải chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch và tái tạo.
Các ngành nghề thuộc lĩnh vực năng lượng có triển vọng cao nhất bao gồm: kỹ sư điện, kỹ sư cơ khí, kỹ sư hóa học, kỹ sư môi trường, chuyên gia năng lượng tái tạo...
Trên đây là một số ngành nghề có triển vọng cao nhất hiện nay và trong tương lai bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, các ngành nghề này cũng có yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng và khả năng thích ứng của mỗi cá nhân.
Lưu ý: những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Những ngành nghề có triển vọng trong tương lai đến? (Hình từ Internet)
Mức lương cơ bản của người lao động được nhận hiện nay là bao nhiêu?
Lương cơ bản có thể hiểu là mức lương tối thiểu người lao động nhận được, nên mức lương cơ bản đối với khối doanh nghiệp và khối Nhà nước cũng có sự khác biệt.
Do đó, lương cơ bản hiện nay sẽ được chia ra thành 02 nhóm đối tượng như sau:
* Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động cho các doanh nghiệp, cá nhân:
Lương cơ bản của người lao động làm việc trong doanh nghiệp được xác định theo thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ.
Lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình tại khu vực mà họ sinh sống, làm việc.
Trong khi đó, lương cơ bản là lương trong hợp đồng lao động và do các bên thỏa thuận với nhau. Chính vì thế, lương cơ bản sẽ có mức thấp nhất là bằng mức lương tối thiểu vùng.
Mức lương tối thiểu vùng hiện nay được quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
+ Vùng I: Mức lương tối thiểu theo tháng là 4.680.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 22.500 đồng/giờ.
+ Vùng II: Mức lương tối thiểu theo tháng là 4.160.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 20.000 đồng/giờ.
+ Vùng III: Mức lương tối thiểu theo tháng là 3.640.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 17.500 đồng/giờ.
+ Vùng IV: Mức lương tối thiểu theo tháng là 3.250.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 15.600 đồng/giờ.
* Đối với cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước:
Lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức chính là tích của lương cơ sở và hệ số lương theo công thức sau:
Lương cơ bản = Lương cơ sở x Hệ số lương
Từ 01/7/2023: Mức lương cơ bản = 1,8 triệu đồng/tháng x hệ số lương (Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Lương cơ bản có dùng để đóng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
Theo quy định trên, tiền lương đóng bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức sẽ là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động cho cá nhân, doanh nghiệp sẽ là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Như vậy, lương cơ bản sẽ không bao gồm các khoản phụ cấp, hỗ trợ. Do đó, lương cơ bản không phải là lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội.
- Chính thức lộ trình cải cách tiền lương từ 2025: Bộ Nội vụ thực hiện cải cách tiền lương của các đối tượng CBCCVC và LLVT bằng cách thực hiện việc nhiệm vụ nào?
- Kế hoạch thực hiện cải cách tiền lương của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước về nguồn lực tại Kế hoạch 189 ra sao?
- Tăng lương hưu cho CBCCVC khi có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu vào thời điểm nào?
- Đợt tăng lương hưu mới sau đợt tăng lần 1, lần 2 thống nhất không áp dụng cho CBCCVC và LLVT hưởng mức tăng lương cơ sở 30% phải không?
- Thời gian mức lương cơ sở 2.34 áp dụng còn lại bao lâu đối với đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?