Những đối tượng nào không bắt buộc phải có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu?
- Những đối tượng nào không bắt buộc phải có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu?
- Thời hạn cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu lần đầu là bao lâu?
- Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu lần đầu có hiệu lực bao lâu?
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu?
Những đối tượng nào không bắt buộc phải có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu?
Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 24/2024/NĐ-CP có nội dung như sau:
Điều kiện năng lực, kinh nghiệm đối với tổ chuyên gia, tổ thẩm định
1. Thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định phải đáp ứng yêu cầu sau đây:
a) Có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Tốt nghiệp đại học trở lên;
c) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Có tối thiểu 03 năm công tác thuộc một trong các lĩnh vực liên quan đến nội dung pháp lý, kỹ thuật, tài chính của gói thầu: có kinh nghiệm hoặc thực hiện các nội dung liên quan đến kỹ thuật nêu trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hoặc các công việc về tài chính hoặc các công việc về pháp lý.
2. Cá nhân thực hiện thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo nhiệm vụ được giao (không bao gồm tư vấn đấu thầu) không bắt buộc có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
3. Trường hợp cần ý kiến của chuyên gia chuyên ngành thì các chuyên gia này không bắt buộc có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
4. Đối với lĩnh vực y tế, trường hợp chủ đầu tư không có nhân sự đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này thì lựa chọn nhà thầu tư vấn để làm tổ chuyên gia, tổ thẩm định. Trường hợp không lựa chọn được nhà thầu tư vấn thì chủ đầu tư có quyền huy động, giao việc cho các nhân sự là các bác sỹ, dược sỹ, cán bộ quản lý hoặc mời các cán bộ thuộc Sở Y tế, Bộ Y tế và các chuyên gia trong lĩnh vực y tế tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định mà không phải đáp ứng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này. Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu phải đáp ứng mục tiêu của công tác đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch, hiệu quả kinh tế và trách nhiệm giải trình.
Như vậy, cá nhân thực hiện thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo nhiệm vụ được giao và các chuyên gia chuyên ngành tham gia đóng góp ý kiến trong hoạt động đấu thầu thì không buộc phải có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
Những đối tượng nào không bắt buộc phải có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu?
Thời hạn cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu lần đầu là bao lâu?
Theo Điều 22 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT quy định thời hạn cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu lần đầu như sau:
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định công nhận kết quả thi, đơn vị tổ chức thi trình cơ quan cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu ban hành quyết định cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình của đơn vị tổ chức thi, cơ quan cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu ban hành quyết định cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
Cơ quan cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu công khai quyết định cấp chứng chỉ trên Hệ thống trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành.
- Cá nhân được cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu lần đầu trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định cấp chứng chỉ.
Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu lần đầu có hiệu lực bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT có nêu rõ như sau:
Hiệu lực, quy cách của chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
1. Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu có hiệu lực trong thời hạn 05 năm kể từ ngày được cấp lần đầu hoặc được gia hạn. Trường hợp cấp lại chứng chỉ thì ghi thời hạn theo chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu được cấp trước đó.
2. Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu có quy cách và nội dung theo Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, Chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu có hiệu lực trong thời hạn 05 năm kể từ ngày được cấp lần đầu.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu?
Theo Điều 9 Thông tư 02/2024/TT-BKHĐT quy định:
Cơ quan, đơn vị tổ chức thi, cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu
1. Cơ quan cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu:
a) Cục Quản lý đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Cơ quan cấp, thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu quy định tại khoản 1 Điều này giao đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký thi cấp lần đầu, hồ sơ đăng ký cấp lại, hồ sơ đăng ký cấp gia hạn chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu và tổ chức thi nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
Theo đó cơ quan nào thẩm quyền cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu gồm:
- Cục Quản lý đấu thầu thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?