Những công việc người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm?

Em năm nay 17 tuổi, em muốn lên Sài Gòn tìm việc thì không biết có ngành nghề nào mà người lao động dưới 18 tuổi không được làm không ạ? Câu hỏi của bạn Châu (Kiên Giang).

Những công việc người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được làm?

Căn cứ theo Điều 147 Bộ luật Lao động 2019 có quy định những công việc cấp người dưới 18 tuổi làm việc như sau:

Công việc và nơi làm việc cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi
1. Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc sau đây:
a) Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;
b) Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác;
c) Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;
d) Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;
đ) Phá dỡ các công trình xây dựng;
e) Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;
g) Lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ;
h) Công việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.
2. Cấm sử dụng người lao động từ đủ 1a5 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm việc ở các nơi sau đây:
a) Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;
b) Công trường xây dựng;
c) Cơ sở giết mổ gia súc;
d) Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử;
đ) Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định danh mục tại điểm h khoản 1 và điểm đ khoản 2 Điều này.

Như vậy, nếu người lao động là 17 tuổi mà cần tìm kiếm việc làm thì sẽ không được làm những công việc trên, đây được xem là một trong những quy định bảo vệ quyền lợi, sức khỏe cho người lao động dưới 18 tuổi cũng như ngăn cản việc sử dụng người lao động vị thành niên đối với người sử dụng lao động

Những công việc người lao động dưới 18 tuổi không được làm?

Công việc và nơi làm việc cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi (Hình từ Internet)

Các vị trí trong cơ sở kinh doanh dịch vụ mà người dưới 18 tuổi không được làm là gì?

Ngoài những công việc bị cấm, người sử dụng có cơ sở kinh doanh dịch vụ và người lao động dưới 18 tuổi nên lưu ý thêm một số vị trí công việc không được làm theo quy định tại Thông tư liên tịch 21/2004/TTLT-BLĐTBXH-BYT như sau:

I. DANH MỤC CHỖ LÀM VIỆC, CÔNG VIỆC KHÔNG ĐƯỢC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG DƯỚI 18 TUỔI
1. Tại các cơ sở dịch vụ lưu trú: khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, biệt thự kinh doanh du lịch, căn hộ cho thuê và cơ sở lưu trú khác.
1.1. Chỗ làm việc:
- Phòng bảo vệ;
- Quầy bar, lễ tân;
- Bộ phận phục vụ buồng;
1.2. Công việc:
- Bảo vệ;
- Lễ tân;
- Phục vụ buồng, phòng;
- Phục vụ bàn, bar.
2. Tại các cơ sở dịch vụ văn hoá: vũ trường, karaoke; hoạt động biểu diễn nghệ thuật không chuyên tại khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống, giải khát, quán bar, quán cà phê; đại lý cung cấp dịch vụ truy cập Internet.
2.1. Chỗ làm việc:
- Phòng hát;
- Sàn nhảy;
- Sân khấu;
- Nơi trực tiếp phục vụ khách hàng truy cập Internet.
2.2. Công việc:
- Điều khiển thiết bị âm thanh, ánh sáng;
- Hát với khách;
- Khiêu vũ cùng khách;
- Nhảy trình diễn nghệ thuật;
- Nhảy trình diễn không nghệ thuật;
- Biểu diễn nhạc sống;
- Điều hành các hoạt động trực tiếp tại sàn khiêu vũ;
- Phục vụ khách truy cập Internet.
3. Tại các cơ sở dịch vụ trị liệu phục hồi sức khoẻ: xoa bóp/massage, tắm hơi, tẩm quất bấm huyệt, vật lý trị liệu.
3.1. Chỗ làm việc:
- Phòng tắm hơi;
- Phòng xoa bóp/massage, tẩm quất.
3.2. Công việc:
- Xoa bóp/massage;
- Các công việc khác tại phòng xoa bóp/massage, phòng tắm.
4. Tại các cơ sở dịch vụ khác: tắm nóng lạnh, hớt tóc, gội đầu thư giãn, cơ sở kinh doanh vận chuyển khách du lịch, lữ hành.
4.1. Chỗ làm việc:
- Phòng cắt tóc gội đầu kín;
- Phòng chơi game (trò chơi điện tử có thưởng, bi-a, đánh cờ, bowling);
- Nơi dịch vụ thể thao trong nhà, ngoài trời, trên biển, leo núi.
4.2. Công việc:
- Phục vụ khách tắm;
- Cắt tóc;
- Gội đầu;
- Xoa bóp/massage;
- Hướng dẫn du lịch;
- Lái xe xích lô và các phương tiện thô sơ chuyên dùng vận chuyển khách du lịch.

Như vậy, người dưới 18 tuổi cũng không được làm những vị trí như trên tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ.

Nếu sử dụng người lao động dưới 18 tuổi vào các vị trí công việc bị cấm sẽ bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại Điều 29 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, vi phạm quy định về lao động chưa thành niên được xử phạt như sau:

Vi phạm quy định về lao động chưa thành niên
...
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng người từ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 143 của Bộ luật Lao động;
b) Sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 145 của Bộ luật Lao động hoặc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm công việc được pháp luật cho phép mà chưa được sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc bị cấm hoặc làm việc tại nơi làm việc bị cấm quy định tại Điều 147 của Bộ luật Lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Lưu ý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP mức xử lý hành chính này là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với công ty (tổ chức) mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần.

Như vậy, nếu sử dụng người lao động dưới 18 tuổi vào các công việc bị cấp người sử dụng lao động là cá nhân có thể bị xử phạt từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng. Còn đối với tổ chức có thể bị phạt từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.

Sử dụng lao động chưa thành niên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Chỉ được sử dụng lao động chưa thành niên làm việc tối đa bao nhiêu giờ trong một ngày?
Lao động tiền lương
Trường hợp nào sẽ không cần Phiếu đồng ý của người đại diện trong hồ sơ đề nghị việc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc?
Lao động tiền lương
02 công việc được sử dụng lao động chưa thành niên làm việc vào ban đêm là gì?
Lao động tiền lương
Có đương nhiên được sử dụng lao động chưa đủ 13 tuổi vào làm các công việc nghệ thuật không?
Lao động tiền lương
Chỉ được sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc được cho phép đúng không?
Lao động tiền lương
Sở Lao động sẽ trả lời về việc đồng ý cho sử dụng lao động chưa đủ 13 tuổi trong vòng bao nhiêu ngày?
Lao động tiền lương
Bị xử phạt lên đến bao nhiêu tiền khi sử dụng lao động chưa đủ 13 tuổi mà không được Sở Lao động đồng ý?
Lao động tiền lương
Tình trạng đi học trong Sổ theo dõi tình hình sử dụng lao động chưa thành niên cần ghi những gì?
Lao động tiền lương
Hồ sơ đề nghị việc sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc có cần thời khóa biểu của lao động chưa thành niên không?
Lao động tiền lương
Được sử dụng lao động 12 tuổi làm những công việc nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Sử dụng lao động chưa thành niên
5,286 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sử dụng lao động chưa thành niên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Sử dụng lao động chưa thành niên

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click để xem toàn bộ văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động mới nhất năm 2024 Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Xem trọn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào