Nhiệm vụ của Di sản viên hạng 3 là gì?
Nhiệm vụ của Di sản viên hạng 3 là gì?
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL quy định:
Di sản viên hạng III - Mã số: V.10.05.17
1. Nhiệm vụ:
a) Xây dựng kế hoạch hàng năm về nhiệm vụ chuyên môn bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa được giao và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
b) Xây dựng hồ sơ hiện vật, hồ sơ di tích, hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đạt các tiêu chuẩn khoa học; phân tích, xác định sơ bộ giá trị của hiện vật, di tích, di sản văn hóa phi vật thể phù hợp với các kết luận khoa học đã được công nhận để chuẩn bị cho việc quyết định nhập hiện vật vào kho bảo quản hoặc đăng ký hiện vật vào sổ kiểm kê bước đầu; lập danh mục và tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể;
c) Kiểm tra, đánh giá tình trạng hiện vật, đề xuất kế hoạch bảo quản, tu bổ, sắp xếp hiện vật trong kho bảo quản theo hệ thống đúng quy định;
d) Tham gia xây dựng các đề cương thiết kế trưng bày giới thiệu di sản văn hóa; phương án tu bổ, tôn tạo di tích và xây dựng mới, sửa chữa bảo tàng; đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể;
đ) Tham gia xây dựng nội dung và thực hiện các hoạt động tuyên truyền, giáo dục tại bảo tàng, di tích;
e) Tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
...
Theo đó Di sản viên hạng 3 có nhiệm vụ như sau:
- Di sản viên hạng 3 có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hàng năm về nhiệm vụ chuyên môn bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa được giao và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
- Tiến hành xây dựng hồ sơ hiện vật, hồ sơ di tích, hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đạt các tiêu chuẩn khoa học; phân tích, xác định sơ bộ giá trị của hiện vật, di tích, di sản văn hóa phi vật thể phù hợp với các kết luận khoa học đã được công nhận để chuẩn bị cho việc quyết định nhập hiện vật vào kho bảo quản hoặc đăng ký hiện vật vào sổ kiểm kê bước đầu; lập danh mục và tư liệu hóa di sản văn hóa phi vật thể;
- Trực tiếp kiểm tra, đánh giá tình trạng hiện vật, đề xuất kế hoạch bảo quản, tu bổ, sắp xếp hiện vật trong kho bảo quản theo hệ thống đúng quy định;
- Tham gia vào quá trình xây dựng các đề cương thiết kế trưng bày giới thiệu di sản văn hóa; phương án tu bổ, tôn tạo di tích và xây dựng mới, sửa chữa bảo tàng; đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể;
- Tham gia vào việc xây dựng nội dung và tiến hành thực hiện các hoạt động tuyên truyền, giáo dục tại bảo tàng, di tích;
- Ngoài ra Di sản viên hạng 3 còn tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
Nhiệm vụ của Di sản viên hạng 3 là gì? (Hình từ Internet)
Di sản viên hạng 2 cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì về trình độ đào tạo bồi dưỡng?
Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL quy định:
Di sản viên hạng III - Mã số: V.10.05.17
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực di sản văn hóa;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa.
...
Theo đó Di sản viên hạng 2 cần đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng như sau:
- Di sản viên hạng 2 phải có bằng đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực di sản văn hóa;
- Ngoài ra còn phải có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa.
Hệ số lương của Di sản viên hạng 2 là bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL quy định:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng 3 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng I được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A3, nhóm 2 (A3.2), từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55;
b) Chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng II được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
c) Chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng III được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
d) Chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng IV được áp dụng ngạch lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
...
Theo đó hệ số lương của Di sản viên hạng 2 được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38.











- Toàn bộ mức lương mới thay thế khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu đồng của CBCCVC và LLVT đảm bảo cao hơn mức lương hiện hưởng không theo đề xuất của Ban Kinh tế Trung ương?
- UBTV Quốc Hội chốt hoàn thành đề án sáp nhập tỉnh thì phải trình hồ sơ xem xét, thông qua trước ngày bao nhiêu? Mức lương cơ sở có bị ảnh hưởng sau khi sáp nhập tỉnh thành không?
- Nghị quyết 159: Chính Phủ quyết định tiếp tục tăng lương hưu, tăng tiền lương cho CBCCVC và LLVT trong năm 2025 trong trường hợp tình hình kinh tế xã hội như thế nào?
- Chốt nghỉ lễ 2 9 mấy ngày? 4 ngày hay 2 ngày? Người lao động đi làm vào ngày Quốc Khánh hưởng lương như thế nào?
- Quyết định bỏ toàn bộ hệ số lương, bỏ lương cơ sở 2,34 triệu đồng, triển khai thực hiện chế độ tiền lương mới xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức viên chức là bao nhiêu?