Nhiệm vụ của công an nhân dân có bao gồm việc bảo vệ lãnh đạo cấp cao khách quốc tế đến thăm Việt Nam không?

Theo quy định hiện nay, việc bảo vệ lãnh đạo cấp cao khách quốc tế đến thăm Việt Nam có phải nhiệm vụ của công an nhân dân?

Nhiệm vụ của công an nhân dân có bao gồm việc bảo vệ lãnh đạo cấp cao khách quốc tế đến thăm Việt Nam không?

Căn cứ Điều 16 Luật Công an nhân dân 2018 quy định:

Nhiệm vụ và quyền hạn của Công an nhân dân
1. Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình và đề xuất với Đảng, Nhà nước ban hành, chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật, chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; tham gia thẩm định, đánh giá tác động về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội đối với quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật; kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh với hoạt động quốc phòng và đối ngoại.
2. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại âm mưu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, loại trừ nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia; bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh trong các lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, kinh tế, quốc phòng, đối ngoại, thông tin, xã hội, môi trường, khoa học và công nghệ; bảo vệ các lợi ích khác của quốc gia; bảo vệ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
3. Hoạt động tình báo theo quy định của pháp luật.
4. Bảo vệ lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam; bảo vệ sự kiện, mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội; bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, cơ quan đại diện nước ngoài, đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam; bảo vệ cá nhân nắm giữ hoặc liên quan mật thiết đến bí mật nhà nước; bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt theo quy định của pháp luật.
...

Theo đó, bảo vệ lãnh đạo cấp cao khách quốc tế đến thăm Việt Nam là một trong những nhiệm vụ của công an nhân dân.

Nhiệm vụ của công an nhân dân có bao gồm việc bảo vệ lãnh đạo cấp cao khách quốc tế đến thăm Việt Nam không?

Nhiệm vụ của công an nhân dân có bao gồm việc bảo vệ lãnh đạo cấp cao khách quốc tế đến thăm Việt Nam không? (Hình từ Internet)

Mức phụ cấp công vụ trong Công an nhân dân hiện nay là bao nhiêu?

Tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 24/2012/TT-BCA quy định như sau:

Mức phụ cấp và công thức tính hưởng
1. Mức phụ cấp công vụ đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này bằng 25% mức lương cấp bậc hàm, mức lương ngạch bậc hoặc mức phụ cấp cấp bậc hàm, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng.
...

Như vậy, theo quy định trên, hiện nay mức phụ cấp công vụ trong Công an nhân dân hiện nay là 25% mức lương cấp bậc hàm, mức lương ngạch bậc hoặc mức phụ cấp cấp bậc hàm, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng.

Thời gian nào sẽ không được tính vào thời gian hưởng phụ cấp công vụ đối với đối tượng được hưởng trong Công an nhân dân?

Tại Điều 4 Thông tư 24/2012/TT-BCA quy định như sau:

Nguyên tắc, cách tính hưởng phụ cấp
1. Phụ cấp công vụ được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không tính để đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
2. Đối tượng được hưởng phụ cấp công vụ nếu chuyển sang đối tượng không được hưởng phụ cấp công vụ thì thôi hưởng phụ cấp công vụ kể từ tháng tiếp theo. Các trường hợp được chuyển đổi ngược lại thì được hưởng phụ cấp công vụ kể từ tháng được chuyển đổi.
3. Đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp trách nhiệm nghề (thanh tra viên, chuyên trách công tác kiểm tra Đảng, biểu diễn nghệ thuật…) hoặc phụ cấp đặc thù đối với cán bộ, chiến sĩ trong Công an nhân dân; đồng thời thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp công vụ quy định tại khoản 1, Điều 2 Thông tư này thì cũng được hưởng chế độ phụ cấp công vụ theo quy định tại Thông tư này.
4. Đối tượng hưởng phụ cấp công vụ quy định tại khoản 1, Điều 2 Thông tư này không được tính hưởng phụ cấp công vụ trong thời gian sau:
a) Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài được hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4, Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
b) Thời gian nghỉ việc riêng liên tục từ 01 tháng trở lên.
c) Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
d) Thời gian nghỉ công tác chờ hưởng chế độ hưu trí.
đ) Thời gian tham dự khóa huấn luyện chiến sĩ mới của hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân.
e) Thời gian bị đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.

Như vậy, theo quy định trên, thời gian sẽ không được tính vào thời gian hưởng phụ cấp công vụ đối với đối tượng được hưởng trong Công an nhân dân bao gồm:

- Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài được hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

- Thời gian nghỉ việc riêng liên tục từ 01 tháng trở lên.

- Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

- Thời gian nghỉ công tác chờ hưởng chế độ hưu trí.

- Thời gian tham dự khóa huấn luyện chiến sĩ mới của hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân.

- Thời gian bị đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.

Công an nhân dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
Sĩ quan Công an nhân dân nếu giữ nhiều chức vụ, chức danh trong cùng một thời điểm thì được hưởng quyền lợi của chức vụ, chức danh cao nhất đúng không?
Lao Động Tiền Lương
Công an nhân dân có được sử dụng phù hiệu khi đã nghỉ hưu hay không? Hạn tuổi phục vụ cao nhất của Công an nhân dân là bao nhiêu?
Lao Động Tiền Lương
Chức vụ tương đương Trung đội trưởng trong Công an nhân dân do ai quy định?
Lao Động Tiền Lương
Tiểu đoàn trưởng có thuộc các chức vụ cơ bản của sĩ quan Công an nhân dân không?
Lao Động Tiền Lương
Chức danh nghiệp vụ và tiêu chuẩn các chức danh nghiệp vụ của sĩ quan Công an nhân dân do ai quy định?
Lao Động Tiền Lương
Cơ quan nơi sĩ quan Công an nhân dân được biệt phái đến có trách nhiệm gì?
Lao Động Tiền Lương
Ai có thẩm quyền phong bậc hàm cấp tướng sĩ quan Công an nhân dân?
Lao Động Tiền Lương
Thủ tục giáng cấp đối với sĩ quan bậc hàm cấp tá do ai quy định theo Luật Công an nhân dân?
Lao Động Tiền Lương
Khi nào thì cần thành lập đồn, trạm Công an trên các địa bàn thành phố? Chăm sóc sức khỏe cho công an nhân dân và thân nhân hiện nay như thế nào?
Lao Động Tiền Lương
Thanh tra viên Công an nhân dân có hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề Thanh tra không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Công an nhân dân
61 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào