Nhiệm kỳ hoạt động của Ban Bảo vệ dân phố là bao nhiêu năm?

Ban Bảo vệ dân phố gồm những ai? Nhiệm kỳ hoạt động của Ban Bảo vệ dân phố là bao nhiêu năm?

Ban Bảo vệ dân phố gồm những ai?

Tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 38/2006/NĐ-CP có quy định như sau:

Tổ chức của Bảo vệ dân phố
1. Mỗi cụm dân cư được thành lập một tổ Bảo vệ dân phố. Tổ trưởng và các tổ viên tổ Bảo vệ dân phố do đại diện các hộ gia đình trong cụm dân cư bầu ra. Tuỳ vào tình hình đặc điểm và số lượng dân cư trên địa bàn, mỗi tổ Bảo vệ dân phố có từ 3 đến 7 tổ viên.
2. Mỗi phường được thành lập một Ban Bảo vệ dân phố. Ban Bảo vệ dân phố gồm Trưởng ban, các Phó trưởng ban và các Ủy viên. Ủy viên Ban Bảo vệ dân phố là tổ trưởng các tổ Bảo vệ dân phố ở các cụm dân cư. Trưởng ban, các Phó Trưởng Ban Bảo vệ dân phố do tập thể Ủy viên Ban Bảo vệ dân phố bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín.
...

Theo đó, Ban Bảo vệ dân phố gồm Trưởng ban, các Phó trưởng ban và các Ủy viên. Ủy viên Ban Bảo vệ dân phố là tổ trưởng các tổ Bảo vệ dân phố ở các cụm dân cư. Trưởng ban, các Phó Trưởng Ban Bảo vệ dân phố do tập thể Ủy viên Ban Bảo vệ dân phố bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Nhiệm kỳ hoạt động của Ban Bảo vệ dân phố là bao nhiêu năm?

Nhiệm kỳ hoạt động của Ban Bảo vệ dân phố là bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)

Ban Bảo vệ dân phố do ai thành lập?

Tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 38/2006/NĐ-CP có quy định như sau:

Tổ chức của Bảo vệ dân phố
...
3. Trưởng Công an phường có trách nhiệm tổ chức việc bầu Trưởng ban, Phó Trưởng ban, tổ trưởng và các tổ viên Bảo vệ dân phố và đề nghị Ủy ban nhân dân phường quyết định công nhận các chức danh trên.
Căn cứ vào kết quả bầu cử của Ban Bảo vệ dân phố và đề nghị của Trưởng Công an phường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ra quyết định thành lập Ban Bảo vệ dân phố, công nhận Trưởng ban, các Phó Trưởng ban, các Ủy viên, các Tổ trưởng và các tổ viên Bảo vệ dân phố.
...

Theo đó, Ban Bảo vệ dân phố sẽ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ra quyết định thành lập dựa vào kết quả bầu cử của Ban Bảo vệ dân phố và đề nghị của Trưởng Công an phường.

Nhiệm kỳ hoạt động của Ban Bảo vệ dân phố là bao nhiêu năm?

Tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 38/2006/NĐ-CP có quy định như sau:

Tổ chức của Bảo vệ dân phố
...
4. Nhiệm kỳ hoạt động của Ban Bảo vệ dân phố là 5 năm. Trong nhiệm kỳ hoạt động của Ban Bảo vệ dân phố, việc thay đổi, bãi miễn, bổ sung các chức danh của Ban Bảo vệ dân phố được thực hiện như sau:
a) Nếu Trưởng ban, Phó Trưởng ban, tổ trưởng và các tổ viên Bảo vệ dân phố mà khuyết (do chết, không còn đảm bảo sức khỏe hoặc xin nghỉ việc) thì tổ chức bầu bổ sung vào các chức danh đó theo thủ tục chung được quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Nếu Trưởng ban, Phó Trưởng Ban Bảo vệ dân phố không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được tập thể Ban và nhân dân tín nhiệm hoặc vi phạm kỷ luật, pháp luật thì Trưởng Công an phường báo cáo đề xuất Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường tổ chức họp tập thể Ban Bảo vệ dân phố để lấy ý kiến đề nghị bãi nhiệm và làm thủ tục bầu người khác thay thế;
c) Tổ trưởng và các tổ viên Bảo vệ dân phố không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được nhân dân tín nhiệm hoặc vi phạm kỷ luật, pháp luật thì Trưởng Ban Bảo vệ dân phố báo cáo đề xuất với Trưởng Công an phường tổ chức họp đại diện các hộ gia đình trong cụm dân cư đã bầu thành viên đó để lấy ý kiến đề nghị bãi nhiệm và bầu người khác thay thế;
d) Việc công nhận và bãi nhiệm Trưởng ban, Phó Trưởng ban, tổ trưởng và các tổ viên mới của Ban Bảo vệ dân phố phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ra quyết định bằng văn bản.

Như vậy, nhiệm kỳ hoạt động của Ban Bảo vệ dân phố là 5 năm.

Bảo vệ dân phố có quyền gì?

Tại Điều 6 Nghị định 38/2006/NĐ-CP có quy định như sau:

Quyền hạn của Bảo vệ dân phố
1. Bắt, tước hung khí và áp giải người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã, trốn thi hành án phạt tù đến trụ sở Công an phường theo quy định của pháp luật.
2. Yêu cầu chấm dứt ngay hành vi vi phạm và báo cáo với Ủy ban nhân dân, Công an phường để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật đối với những người đang có hành vi vi phạm trật tự công cộng, trật tự xây dựng, trật tự an toàn giao thông, các vi phạm quy định an toàn cháy nổ và những người vi phạm các quy định khác về trật tự, an toàn xã hội.
3. Tham gia với lực lượng Công an hoặc lực lượng chức năng để truy bắt người phạm tội, người đang bị truy nã, trốn thi hành án; kiểm tra tạm trú, tạm vắng; kiểm tra giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tuỳ thân khác của những người tạm trú, người có nghi vấn đến địa bàn khu phố được phân công phụ trách.

Theo đó, Bảo vệ dân phố có những quyền nêu trên.

Bảo vệ dân phố
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Nhiệm kỳ hoạt động của Ban Bảo vệ dân phố là bao nhiêu năm?
Lao động tiền lương
Người đang hưởng án treo có được làm Bảo vệ dân phố hay không?
Lao động tiền lương
Tạm trú bao lâu thì có thể tham gia lực lượng Bảo vệ dân phố?
Lao động tiền lương
Bảo vệ dân phố được hưởng những chính sách gì?
Lao động tiền lương
Mức phụ cấp đối với Bảo vệ dân phố hiện nay là bao nhiêu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bảo vệ dân phố
1,518 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo vệ dân phố

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo vệ dân phố

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào