Nhân viên nên làm gì nếu bị sếp sàm sỡ, quấy rối tình dục?
Thế nào là hành vi quấy rối tình dục, sàm sỡ?
Quấy rối tình dục được hiểu là hành vi không mong muốn hoặc không được đồng ý liên quan đến tình dục, gây ra sự khó chịu, lo lắng, bất an hoặc bị tổn thương cho người bị tác động. Quấy rối tình dục có thể bao gồm các hành động như sờ mó, hôn, ôm, động tác tình dục hoặc yêu cầu thực hiện các hành vi tình dục, những lời nói và hành động không phù hợp về tình dục nhằm xúc phạm, quấy rối và tạo áp lực lên người khác.
Sàm sỡ được xem là một trong những hành vi quấy rối tình dục.
Trong pháp luật quấy rối tình dục tại nơi làm việc cũng được định nghĩa rõ ràng tại khoản 9 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
9. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.
Bên cạnh đó, tại Điều 8 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định thêm hành vi quấy rối tình dục nơi làm việc là hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động.
Nhân viên nên làm gì nếu bị sếp sàm sỡ?
Nhân viên nên làm gì nếu bị sếp sàm sỡ?
Nếu bị sếp "sàm sỡ" người lao động có quyền bảo vệ mình. Sau đây là một số hành động người lao động có thể thực hiện:
- Nói lên ý kiến của mình, làm rõ giới hạn: Hãy nói lên ý kiến của mình. Đây là cách tốt nhất để cho sếp biết rằng hành động của họ không được chấp nhận và làm mình cảm thấy khó chịu đồng thời yêu cầu họ dừng lại và chấm dứt hành vi không đúng đắn.
- Thông báo với nhân sự hoặc cấp trên: Nếu người đó vẫn tiếp tục có những hành động không chuẩn mực, hãy thông báo cho nhân sự hoặc cấp trên để giải quyết vấn đề.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ: Nếu người lao động cảm thấy khó khăn trong việc xử lý vấn đề này, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ các tổ chức hỗ trợ nạn nhân. Nếu sự việc ngày càng phức tạp hơn người lao động sau khi thu thập bằng chứng, chứng cứ, từ những tin nhắn, lời nói, hình ảnh,… cho đến những hành vi để khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. (Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP)
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước khi bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
Những hành động này giúp bảo vệ quyền lợi và sự an toàn của người lao động, đồng thời cũng giúp đưa ra thông điệp rằng hành động "sàm sỡ" là không đúng đắn và không được chấp nhận.
Có hành vi sàm sỡ người khác tại nơi làm việc sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về trật tự công cộng
...
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương;
c) Quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ địa điểm cấm, khu vực cấm liên quan đến quốc phòng, an ninh;
d) Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Sàm sỡ, quấy rối tình dục;
e) Khiêu dâm, kích dục ở nơi công cộng;
g) Thực hiện thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ có chủng loại hoặc chất lượng không phù hợp với loại sản phẩm đã đăng ký theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp;
h) Sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ phóng, bắn, thả từ trên không các loại vật, chất gây hại hoặc chứa đựng nguy cơ gây hại khi không được phép.
...
Theo đó, người có hành vi sàm sỡ người khác sẽ có thể bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Đồng thời phải buộc xin lỗi công khai đối với hành vi vi phạm theo quy định tại khoản 8 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, trừ trường hợp khác.
Bên cạnh đó, nếu người lao động có chứng cứ chứng minh được hành vi sàm sỡ đã ảnh hưởng và tác động nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏe của người lao động thì, người quấy rối có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:
Cụ thể tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về khung hình phạt áp dụng cho tội làm nhục người khác như sau:
Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, hành vi quấy rối tình dục nơi làm việc tuỳ theo mức độ sẽ bị xử lý như trên. Có thể thấy hành vi sàm sỡ, quấy rối tình dục nơi làm việc là một hành vi đáng lên án và có thể gây hại nghiêm trọng cho nạn nhân, gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe và sự tự tin của họ.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?