Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập nhận mức lương là bao nhiêu?
Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập có mã số và phân hạng ra sao?
Căn cứ Điều 2 Thông tư liên tịch 19/2016/TTLT-BGDĐT-BNV quy định như sau:
Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập
Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật (hạng IV) - Mã số: V.07.06.16.
Theo quy định trên, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập có hạng 4 và mã số là: V.07.06.16.
Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập nhận mức lương là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch 19/2016/TTLT-BGDĐT-BNV quy định như sau:
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập
...
2. Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp
a) Có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc, tích cực cải tiến, đúc rút kinh nghiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
b) Thương yêu, tôn trọng và đối xử công bằng đối với người khuyết tật; hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật;
c) Có trách nhiệm hợp tác với đồng nghiệp, gia đình người khuyết tật và các tổ chức, cá nhân khác trong việc hỗ trợ giáo dục người khuyết tật;
d) Thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với môi trường giáo dục.
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên một trong các ngành: sư phạm, y tế, công tác xã hội, tâm lí và có chứng chỉ nghiệp vụ về hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 (A1) theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin.
4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Có kiến thức hiểu biết về pháp luật, thực hiện pháp luật trong nhà trường và văn hóa học đường;
b) Có hiểu biết về đặc điểm, nhu cầu của người khuyết tật; công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật và các chính sách của Nhà nước, của ngành, của địa phương liên quan đến công tác hỗ trợ giáo dục người khuyết tật;
c) Thực hiện hoặc phối hợp thực hiện được nội dung chương trình hỗ trợ giáo dục người khuyết tật theo cấp học;
d) Vận dụng được kiến thức và kĩ năng chuyên môn cơ bản vào thực tiễn hỗ trợ giáo dục cho người khuyết tật;
đ) Có kĩ năng hỗ trợ, tư vấn, tham gia, phối hợp với giáo viên, gia đình và cộng đồng trong giáo dục người khuyết tật.
Như vậy, người giữ chức danh nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật phải đáp ứng những tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp; về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và về năng lực chuyên môn nghiệp vụ được quy định như trên.
Mức lương đối với nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật nhận được là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 6 Thông tư liên tịch 19/2016/TTLT-BGDĐT-BNV quy định như sau:
Cách xếp lương
Chức danh nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật hạng IV (mã số V.07.06.16) quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06) theo quy định tại Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Theo quy định trên, chức danh nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật hạng IV (mã số V.07.06.16) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06;
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 04/2019/TT-BNV thì mức lương của nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật được tính như sau:
Mức lương thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2019 = Mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng
Hiện nay: căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 đồng/tháng;
Theo đó, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật hiện nay có thể nhận mức lương từ: 2.771.400 đồng/tháng đến 6.049.400 đồng/tháng.
Từ 01/7/2023 thì mức lương cơ sở thay đổi thành 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP). Khi đó nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật sẽ nhận mức lương từ: 3.348.000 đồng/tháng đến 7.308.000 đồng/tháng.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?