Người tham gia xét tuyển công chức có cần phải làm bài kiểm định chất lượng đầu vào công chức không?
Người tham gia xét tuyển công chức có cần phải làm bài kiểm định chất lượng đầu vào công chức không?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Đối tượng xét tuyển công chức
1. Việc tuyển dụng công chức thông qua hình thức xét tuyển do cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định và được thực hiện riêng đối với từng nhóm đối tượng sau đây:
a) Người cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật Giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học;
c) Sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng.
2. Việc tuyển dụng đối với nhóm đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.
Và dựa vào khoản 2 Điều 1 Nghị định 06/2023/NĐ-CP như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Nghị định này quy định về nguyên tắc, điều kiện, thẩm quyền, nội dung, hình thức và việc thực hiện kiểm định chất lượng đầu vào đối với người tham gia tuyển dụng vào làm công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.
2. Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức theo quy định tại Nghị định này áp dụng đối với người đăng ký tuyển dụng vào công chức thông qua hình thức thi tuyển.
Theo đó những đối tượng được xét tuyển công chức không có trường hợp nào bắt buộc người tham gia xét tuyển phải làm bài kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Và Nghị định 06/2023/NĐ-CP cũng đã quy định chỉ những người đăng ký tuyển dụng công chức thông qua hình thức thi tuyển thì mới làm bài kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Vậy người tham gia xét tuyển công chức không phải làm bài kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Người tham gia xét tuyển công chức có cần phải làm bài kiểm định chất lượng đầu vào công chức không?
Hồ sơ tham gia xét tuyển công chức hiện nay gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 13 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thông báo tuyển dụng và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển
...
4. Người đăng ký dự tuyển nộp Phiếu đăng ký dự tuyển (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này) tại địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc gửi theo đường bưu chính hoặc qua trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng.
...
Theo đó người tham gia xét tuyển công chức chỉ cần nộp Phiếu đăng ký dự tuyển theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 138/2020/NĐ-CP tại địa điểm tiếp nhận Phiếu đăng ký dự tuyển hoặc có thể gửi theo đường bưa chính hoặc qua trang thông tin điện từ hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng.
Vậy hồ sơ tham gia xét tuyển công chức là Phiếu đăng ký dự tuyển theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 138/2020/NĐ-CP.
Cách thức và nội dung xét tuyển công chức hiện nay ra sao?
Căn cứ pháp lý theo Điều 11 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định:
Nội dung, hình thức xét tuyển công chức
Xét tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng như sau:
1. Vòng 1
Kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đáp ứng đủ thì người dự tuyển được tham dự vòng 2.
2. Vòng 2
a) Phỏng vấn để kiểm tra về kiến thức, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển;
b) Thời gian phỏng vấn 30 phút (thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị trước khi phỏng vấn);
c) Thang điểm: 100 điểm.
Theo đó cách thức xét tuyển công chức được thực hiện theo 2 vòng
Vòng 1 kiểm tra điều kiện dự tuyển tại Phiếu đăng ký dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, nếu đáp ứng đủ thì người dự tuyển được tham dự vòng 2.
Vòng 2 thí sinh sẽ được phỏng vấn để kiểm tra kiến thức, kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển. Thời gian phỏng vấn 30 phút (thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị trước khi phỏng vấn), thang điểm là 100 điểm.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?