Người sử dụng lao động có quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc hay không?

Người sử dụng lao động theo quy định hiện hành có quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc hay không?

Người sử dụng lao động có quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc hay không?

Căn cứ Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có các quyền sau đây:
a) Tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động;
b) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người sử dụng lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;
c) Yêu cầu tổ chức đại diện người lao động thương lượng với mục đích ký kết thỏa ước lao động tập thể; tham gia giải quyết tranh chấp lao động, đình công; đối thoại, trao đổi với tổ chức đại diện người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động;
d) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.

Theo quy định hiện hành, người sử dụng lao động có quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc.

Người sử dụng lao động có quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc hay không?

Người sử dụng lao động có quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc hay không?

Người sử dụng lao động được quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc khi nào?

Căn cứ Điều 203 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Quyền của các bên trước và trong quá trình đình công
1. Tiếp tục thỏa thuận để giải quyết nội dung tranh chấp lao động tập thể hoặc cùng đề nghị hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động tiến hành hòa giải, giải quyết tranh chấp lao động.
2. Tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật này có quyền sau đây:
a) Rút quyết định đình công nếu chưa đình công hoặc chấm dứt đình công nếu đang đình công;
b) Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là hợp pháp.
3. Người sử dụng lao động có quyền sau đây:
a) Chấp nhận toàn bộ hoặc một phần yêu cầu và thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động đang tổ chức và lãnh đạo đình công;
b) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong thời gian đình công do không đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản;
c) Yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là bất hợp pháp.

Như vậy, người sử dụng lao động được quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong thời gian đình công nếu không đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường hoặc để bảo vệ tài sản.

Người sử dụng lao động đóng cửa tạm thời nơi làm việc trái pháp luật thì bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ Điều 34 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về giải quyết tranh chấp lao động
1. Phạt cảnh cáo đối với người lao động có hành vi tham gia đình công sau khi có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Cản trở việc thực hiện quyền đình công, kích động, lôi kéo hoặc ép buộc người lao động đình công;
b) Cản trở người lao động không tham gia đình công đi làm việc;
c) Dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị hoặc tài sản của người sử dụng lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công;
b) Trù dập hoặc trả thù đối với người lao động tham gia đình công hoặc người lãnh đạo đình công;
c) Đóng cửa tạm thời nơi làm việc trong trường hợp theo quy định tại Điều 206 của Bộ luật Lao động;
d) Gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở lấy ý kiến về đình công.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động nhận lại người lao động, người lãnh đạo đình công khi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc hủy quyết định xử lý kỷ luật lao động, điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công và trả đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian chấm dứt hợp đồng lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả lương cho người lao động trong những ngày đóng cửa tạm thời nơi làm việc đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.

Theo đó, người sử dụng lao động đóng cửa tạm thời nơi làm việc trái pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Lưu ý: mức xử phạt hành chính trên là mức phạt đối với cá nhân tiến hành đóng cửa tạm thời nhà máy trái luật. Đối với doanh nghiệp mức xử phạt hành chính sẽ nhân hai với cùng hành vi (theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Ngoài ra, người sử dụng lao động buộc phải trả lương cho người lao động trong những ngày đóng cửa tạm thời.

Đóng cửa tạm thời nơi làm việc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Gửi thông báo quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc UBND tỉnh được không?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động có quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc hay không?
Lao động tiền lương
Mẫu thông báo quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc mới nhất có dạng ra sao?
Lao động tiền lương
Trường hợp nào cấm người sử dụng lao động đóng cửa tạm thời nơi làm việc?
Lao động tiền lương
Thông báo quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc cho các cơ quan nào?
Lao động tiền lương
Cho thuê lại lao động thì doanh nghiệp có quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc không?
Lao động tiền lương
Thông báo quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động phải niêm yết công khai quyết định đóng cửa tạm thời nơi làm việc tại nơi làm việc trong thời hạn bao lâu?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động có được quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc để bảo vệ tài sản trong thời gian đình công không?
Lao động tiền lương
Được quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc do không đủ điều kiện để duy trì hoạt động bình thường trong thời gian đình công không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đóng cửa tạm thời nơi làm việc
84 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đóng cửa tạm thời nơi làm việc
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào