Người sử dụng lao động có phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho thuyền viên hay không?

Người sử dụng lao động có phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho thuyền viên hay không? Khám những nội dung gì? - Câu hỏi anh Thiện (Nha Trang).

Có phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho thuyền viên hay không?

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 22/2017/TT-BYT như sau:

Trách nhiệm của người sử dụng lao động thuyền viên
1. Tổ chức KSK và KSK định kỳ cho thuyền viên thuộc quyền quản lý theo đúng quy định của pháp luật về lao động.
2. Thực hiện việc tổ chức KSK định kỳ theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
3. Trả chi phí KSK cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc KSK cho thuyền viên theo mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc theo thỏa thuận giữa hai đơn vị.
4. Quản lý và theo dõi sức khỏe, hồ sơ sức khỏe của thuyền viên theo quy định của pháp luật.

Như vậy, bắt buộc tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho thuyền viên theo đúng quy định.

Người sử dụng lao động có phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho thuyền viên hay không?

Người sử dụng lao động có phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho thuyền viên hay không?

Khám sức khỏe định kỳ cho thuyền viên sẽ bao gồm những nội dung gì?

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 22/2017/TT-BYT được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 17/2018/TT-BYT như sau:

Thủ tục, nội dung và hồ sơ khám sức khỏe và khám sức khỏe định kỳ cho thuyền viên
1. Việc khám sức khỏe (sau đây viết tắt là KSK) cho thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
2. Thủ tục KSK, KSK định kỳ đối với thuyền viên được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn khám sức khỏe (sau đây viết tắt là Thông tư số 14/2013/TT-BYT).
3. Nội dung KSK đối với thuyền viên:
a) Việc KSK cho thuyền viên phải áp dụng theo Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam quy định tại Phụ lục số I Thông tư này và Danh mục các bệnh, tật không đủ điều kiện làm việc trên tàu biển Việt Nam quy định tại Phụ lục số II Thông tư này.
b) Việc KSK định kỳ cho thuyền viên phải theo các nội dung ghi trong sổ khám sức khỏe định kỳ của thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục số III ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Cơ sở KSK cho thuyền viên lập Hồ sơ KSK cho thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục số IV ban hành kèm theo Thông tư này và được lưu tại cơ sở đó.
4. Cấp Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên:
a) Trường hợp thuyền viên đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định tại Phụ lục số I Thông tư này, cơ sở KSK cấp Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục số V ban hành kèm theo Thông tư này. Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên có giá trị trong thời hạn 18 tháng, kể từ ngày ký.
b) Trường hợp thuyền viên đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định tại Phụ lục số I Thông tư này nhưng mắc một hoặc một số bệnh, tật quy định tại Phụ lục số II Thông tư này, đồng thời chủ tàu có văn bản gửi cơ sở KSK cho thuyền viên đề nghị cấp Giấy chứng nhận sức khỏe và thuyền viên có Giấy cam kết tự nguyện đi làm việc trên tàu biển theo mẫu quy định tại Phụ lục số VI ban hành kèm theo Thông tư này, Thủ trưởng cơ sở KSK xem xét cấp Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục số V ban hành kèm theo Thông tư này. Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký.
c) Giấy chứng nhận sức khỏe thuyền viên được lập thành 03 (ba) bản: 01 (một) bản gửi thuyền viên để lưu vào Hồ sơ của tàu, 01 (một) bản lưu vào hồ sơ của cá nhân thuyền viên do cơ quan quản lý thuyền viên lưu trữ và 01 (một) bản lưu tại cơ sở KSK cho thuyền viên.
5. Việc trả Hồ sơ KSK, Giấy chứng nhận sức khỏe và sổ KSK định kỳ đối với thuyền viên được thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều 8 Thông tư số 14/2013/TT-BYT.

Theo đó, khám sức khỏe theo bảng tiêu chuẩn tại Phụ lục 1. Tải Phụ lục 1 tại đây.

Cơ bản có các tiêu chí để xác định như sau:

- Thể lực, gồm: Chiều cao, cân nặng, vòng ngực, chỉ số BMI, lực bóp tay thuận, lực bóp tay không thuận, lực kéo thân.

- Chuyên khoa: Tim mạch, hô hấp, tai - mũi - họng, mắt, thần kinh, cơ xương khớp, cận lâm sàn.

Xem chi tiết tại Phụ lục 1 tại đây.

Ngoài ra, khám thêm các bệnh quy định tại Phụ lục II. Xem tại đây tải về.

Thuyền viên có trách nhiệm gì trong việc khám sức khỏe?

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 22/2017/TT-BYT trách nhiệm của thuyền viên như sau:

- Cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh, tật của bản thân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin đã cung cấp.

- Tuân thủ các hướng dẫn, chỉ định của nhân viên y tế trong quá trình thực hiện KSK.

- Chủ động khám lại sức khỏe sau khi điều trị bệnh, tai nạn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thuyền viên.

- Chấp hành yêu cầu KSK (định kỳ hoặc đột xuất) của cơ quan quản lý nhà nước về y tế hoặc cơ quan quản lý nhà nước về giao thông vận tải (Cục Hàng hải Việt Nam, Sở Giao thông vận tải tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) hoặc của người sử dụng lao động.

Khám sức khỏe định kỳ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mẫu sổ khám sức khỏe định kỳ dành cho người hành nghề lái xe ô tô mới nhất?
Lao động tiền lương
Thủ tục khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô như thế nào?
Lao động tiền lương
Từ 01/01/2025 nội dung khám sức khỏe định kỳ đối với người hành nghề lái xe ô tô thế nào?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp có được lựa chọn nơi tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động không?
Lao động tiền lương
Mức chi khám sức khỏe định kỳ cán bộ công chức thuộc cơ quan công đoàn thế nào?
Lao động tiền lương
Nhân viên tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm được khám sức khỏe định kỳ ra sao?
Lao động tiền lương
Khám sức khỏe định kỳ của người lao động có nội dung tiền sử bệnh, tật hay không?
Lao động tiền lương
Năm nay, hồ sơ khám sức khỏe định kỳ của người lao động gồm những giấy tờ gì?
Lao động tiền lương
Danh mục khám chuyên khoa phụ sản trong khám sức khỏe định kỳ cho lao động nữ mới nhất năm nay là những mục nào?
Lao động tiền lương
Người lao động không được từ chối khám sức khỏe định kỳ theo đợt của công ty đúng không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Khám sức khỏe định kỳ
988 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Khám sức khỏe định kỳ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Khám sức khỏe định kỳ

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp khung giá dịch vụ tại cảng biển Việt Nam từ ngày 01/7/2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào