Người sử dụng lao động có được trả lương bằng voucher hay không?

Công ty của tôi do tình hình làm ăn khó khăn nên đề nghị trả lương cho người lao động bằng voucher. Vậy cho tôi hỏi người sử dụng lao động có được trả lương bằng voucher hay không? Nếu không thì bị xử lý như thế nào? Câu hỏi từ chị Hảo (Tây Ninh).

Trả lương được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 94 Bộ luật Lao động 2019, nguyên tắc trả lương bao gồm:

- Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

- Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Người sử dụng lao động có được trả lương bằng voucher hay không?

Người sử dụng lao động có được trả lương bằng voucher hay không? (Hình từ Internet)

Người sử dụng lao động có được trả lương bằng voucher hay không?

Voucher được hiểu là một loại phiếu mua hàng, hay một phiếu quà tặng nằm trong các loại giao dịch quy đổi và giảm giá, có giá trị bằng một khoản tiền nhất định và dùng để chi trả cho một sản phẩm, dịch vụ cụ thể nào đó.

Căn cứ theo Điều 95 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trả lương, cụ thể như sau:

Trả lương
1. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
2. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.
3. Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).

Theo đó, người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.

Căn cứ Điều 96 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hình thức trả lương, cụ thể như sau:

Hình thức trả lương
1. Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
2. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.
Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.

Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.

Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành không có quy định về hình thức trả lương bằng voucher cho người lao động.

Do đó, hành vi trả lương bằng voucher cho người lao động là trái với quy định pháp luật.

Người sử dụng lao động trả lương bằng voucher bị xử phạt như thế nào?

Hành vi người sử dụng lao động trả lương bằng voucher được xem là hành vi không trả tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Căn cứ khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về tiền lương
...
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công; không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm; không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Theo đó, hành vi trả lương bằng voucher cho người lao động sẽ bị xử phạt hành chính theo một trong các mức sau đây:

- Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

- Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

- Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

- Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt quy định nêu trên chỉ là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân.

Bên cạnh đó, người sử dụng lao động trả lương bằng voucher còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại điểm a khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau: Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm.

Trả lương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thời điểm trả lương cho người lao động hưởng lương theo tháng phải có tính chu kỳ đúng không?
Lao động tiền lương
Có phải trả lương cho người lao động trong thời gian đào tạo?
Có cần phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động mỗi khi trả lương hay không?
Có cần phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động mỗi khi trả lương hay không?
Lao động tiền lương
Nguyên tắc trả lương cho người lao động thay đổi như thế nào so với những quy định trước đây?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp trả lương không đúng hạn cho người lao động bị phạt bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Mức lương làm căn cứ để trả lương cho người lao động là mức lương nào?
Lao động tiền lương
Mẫu đơn khiếu nại công ty không trả lương cho người lao động cập nhật mới nhất năm 2024?
Lao động tiền lương
Người lao động bị trả lương không đúng thời hạn thì được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước đúng không?
Lao động tiền lương
Từ 01/7/2024, có phải trả lương cho người có trình độ thêm 7% hay không?
Lao động tiền lương
Công ty có quyền trả lương tháng cho người lao động thành nhiều đợt trong tháng không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Trả lương
1,606 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào