Người phụ gây mê hồi sức nhận mức phụ cấp phẫu thuật bao nhiêu?
Người phụ gây mê hồi sức nhận mức phụ cấp phẫu thuật bao nhiêu?
Căn cứ Điều 4 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg quy định về chế độ phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật, cụ thể như sau:
Chế độ phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật
1. Mức phụ cấp phẫu thuật được quy định như sau:
2. Mức phụ cấp thủ thuật bằng 0,3 lần mức phụ cấp phẫu thuật cùng loại quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc phân loại phẫu thuật, thủ thuật và quy định cụ thể Danh mục các thủ thuật được hưởng phụ cấp thủ thuật; hướng dẫn định mức nhân lực trong từng ca phẫu thuật, thủ thuật.
Theo đó, người phụ gây mê hồi sức được hưởng mức phụ cấp phẫu thuật tùy thuộc vào từng loại mức độ phẫu thuật như sau:
- Loại đặc biệt: 200.000 đồng/người/phẫu thuật.
- Loại 1: 90.000 đồng/người/phẫu thuật.
- Loại 2: 50.000 đồng/người/phẫu thuật.
- Loại 3: 30.000 đồng/người/phẫu thuật.
Người phụ gây mê hồi sức nhận mức phụ cấp phẫu thuật bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức độ phẫu thuật để tính mức phụ cấp phẫu thuật cho người phụ gây mê hồi sức được phân loại như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 50/2014/TT-BYT quy định về phân loại mức độ phẫu thuật, thủ thuật như sau:
Phân loại mức độ phẫu thuật, thủ thuật
1. Phẫu thuật, thủ thuật loại đặc biệt
a) Phẫu thuật, thủ thuật rất phức tạp về bệnh lý, rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, đòi hỏi người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, phần lớn được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương.
b) Yêu cầu phải có phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị y tế chuyên dụng.
c) Yêu cầu có số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 3 đến 4 giờ hoặc lâu hơn.
2. Phẫu thuật, thủ thuật loại I
a) Phẫu thuật, thủ thuật khá phức tạp về bệnh lý, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, đòi hỏi người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, phần lớn được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương và tuyến tỉnh.
b) Yêu cầu phải có phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị y tế chuyên dụng.
c) Yêu cầu có số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 2 đến 3 giờ hoặc lâu hơn.
3. Phẫu thuật, thủ thuật loại II
a) Những phẫu thuật, thủ thuật phần lớn được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trung ương, tuyến tỉnh và một số cơ sở tuyến huyện, mức độ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh ít hơn loại I.
b) Yêu cầu phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị y tế thông dụng.
c) Yêu cầu có số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 1 đến 3 giờ hoặc lâu hơn.
4. Phẫu thuật, thủ thuật loại III
a) Những phẫu thuật, thủ thuật phần lớn được thực hiện ở các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện, mức độ nguy hiểm đến tính mạng người bệnh ít hơn loại II.
b) Yêu cầu phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị y tế thông dụng.
c) Yêu cầu có số người tham gia phẫu thuật, thủ thuật theo quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Thời gian thực hiện kỹ thuật trung bình từ 1 đến 2 giờ hoặc lâu hơn.
Theo đó, việc phân loại 04 mức độ phẫu thuật dựa trên những tiêu chí được nêu trên.
Kinh phí để chi trả phụ cấp phẫu thuật được lấy từ đâu?
Căn cứ Điều 6 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg quy định như sau:
Quy định về nguồn kinh phí
1. Kinh phí để thực hiện chế độ phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ các nguồn sau:
a) Ngân sách nhà nước giao cho đơn vị theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành;
b) Thu sự nghiệp của đơn vị: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được kết cấu chi phí để chi trả chế độ phụ cấp thường trực vào tiền ngày giường điều trị; chi phí chi trả chế độ phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật vào mức thu của các phẫu thuật, thủ thuật theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ Tài chính;
c) Nguồn thu hợp pháp khác của đơn vị (nếu có).
Trường hợp đơn vị sử dụng các nguồn kinh phí quy định tại điểm a, b và c khoản này nhưng vẫn không bảo đảm đủ nguồn để thực hiện chế độ phụ cấp quy định tại Quyết định này thì được ngân sách nhà nước bổ sung theo phân cấp ngân sách hiện hành.
2. Kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp chống dịch theo mức quy định tại Điều 3 Quyết định này do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm bố trí ngân sách để thực hiện chế độ phụ cấp đặc thù quy định tại Quyết định này, trường hợp có khó khăn được ngân sách trung ương hỗ trợ.
Theo đó, kinh phí để chi trả phụ cấp phẫu thuật từ các nguồn sau:
- Ngân sách nhà nước giao cho đơn vị theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành;
- Thu sự nghiệp của đơn vị: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được kết cấu chi phí để chi trả chế độ phụ cấp thường trực vào tiền ngày giường điều trị; chi phí chi trả chế độ phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật vào mức thu của các phẫu thuật, thủ thuật theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ Tài chính;
- Nguồn thu hợp pháp khác của đơn vị (nếu có).
Trường hợp đơn vị sử dụng các nguồn kinh phí trên nhưng vẫn không bảo đảm đủ nguồn để thực hiện chế độ phụ cấp quy định tại Quyết định này thì được ngân sách nhà nước bổ sung theo phân cấp ngân sách hiện hành.
- Cập nhật mức lương cơ bản mới khi cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang có đặc điểm gì sau khi bãi bỏ mức lương cơ sở?
- Lý do bãi bỏ lương cơ sở 2.34 triệu đồng của CBCCVC và LLVT là gì?
- Tăng lương giáo viên trường công lập theo kế hoạch mới so với mức lương theo lương cơ sở bao nhiêu?
- Kế hoạch tinh giản biên chế năm 2025 để cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang như thế nào theo Kế hoạch 185?
- Bảng lương chính thức: 07 bảng lương theo lương cơ sở 2.34 hay 05 bảng lương cụ thể số tiền chiếm 70% tổng quỹ lương áp dụng cho CBCCVC và LLVT sau 2026?