Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thời gian làm việc tối đa là bao nhiêu giờ?
- Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thời gian làm việc tối đa là bao nhiêu giờ?
- Hành vi sử dụng lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm việc quá thời giờ làm việc sẽ bị xử phạt như thế nào?
- Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thời gian làm việc tối đa là bao nhiêu giờ?
Tại khoản 2 Điều 146 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Thời giờ làm việc của người chưa thành niên
1. Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
2. Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Theo đó, thời giờ làm việc của người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tối đa không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần.
Dựa trên quy định này, người lao động thực hiện thời giờ làm việc gần tương tự như người lao động trưởng thành.
Thời gian làm việc tối đa 01 ngày của người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi bằng với thời giờ làm việc tối đa của người lao động trưởng thành trong 01 ngày nhưng thời giờ làm việc tối đa trong tuần của người lao động nhóm này (40 giờ) thấp hơn so với thời giờ làm việc tối đa của người lao động trưởng thành (48 giờ).
Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thời gian làm việc tối đa là bao nhiêu giờ? (Hình từ Internet)
Hành vi sử dụng lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm việc quá thời giờ làm việc sẽ bị xử phạt như thế nào?
Tại khoản 2 Điều 29 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định:
Vi phạm quy định về lao động chưa thành niên
…
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng lao động chưa thành niên mà chưa có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên đó;
b) Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc mà: giao kết hợp đồng lao động không bằng văn bản với người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó; bố trí thời giờ làm việc ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi; không có giấy khám sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền xác nhận sức khỏe của người chưa đủ 15 tuổi phù hợp với công việc; không tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 01 lần trong 06 tháng hoặc không bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi;
c) Sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định tại Điều 146 của Bộ luật Lao động;
d) Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm;
đ) Sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm thêm giờ hoặc làm việc vào ban đêm trong những nghề, công việc không được pháp luật cho phép.
Theo đó, hành vi sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
Trong khi đó, tại điểm b khoản 2 Điều 28 Nghị định 28/2020/NĐ-CP (15/04/2020 - 17/01/2022) quy định mức phạt đối với hành vi sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Như vậy, Nghị định 12/2022/NĐ-CP thay thế Nghị định 28/2020/NĐ-CP đã quy định tăng mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định.
Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Tại khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này
...
Như vậy, "người lao động" theo pháp luật lao động quy định bao gồm cả người lao động chưa thành niên.
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm khác đối với người lao động.
...
Như vậy, người sử dụng lao động và người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải tham gia đầy đủ bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?