Người lao động tố cáo được bảo vệ việc làm như thế nào từ người sử dụng lao động?
Bảo vệ việc làm của người lao động tố cáo là gì?
Tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 08/2020/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Bảo vệ việc làm của người được bảo vệ là việc cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét, ra quyết định áp dụng biện pháp cần thiết quy định tại khoản 2 Điều 57 Luật Tố cáo để bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ.
Bảo vệ việc làm của người lao động tố cáo được hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền xem xét, ra quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm về công việc, tiền lương, tiền công, các quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến hợp đồng lao động của người được bảo vệ khi tham gia vào quá trình tố cáo.
Cùng với việc bảo vệ các quyền con người nói chung theo quy định pháp luật, việc bảo vệ việc làm cho người lao động tố cáo là cần thiết, bởi lẽ, họ có quyền tố cáo và quyền được bảo vệ việc làm theo quy định của pháp luật.
Hơn nữa, đây là nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương, họ làm việc dựa trên sự thỏa thuận về tiền lương, tiền công, điều kiện làm việc và công việc cụ thể với người sử dụng lao động, khi đứng ra tố cáo những vấn đề ảnh hưởng đến lợi ích, uy tín, danh dự… liên quan đến người sử dụng lao động thì họ dễ đứng trước nguy cơ mất việc làm, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người lao động hoặc không được tạo điều kiện thuận lợi trong công việc, trong việc nâng cao trình độ chuyên môn và phát triển bản thân nếu đứng ra tố cáo…
Bản chất của tố cáo là lên án, “vạch tội” hành vi vi phạm của người bị tố cáo. Do đó, người lao động tố cáo có nguy cơ bị người trả thù bởi người bị tố cáo là rất lớn. Một trong những đặc điểm lớn nhất của người tố cáo là người làm việc theo hợp động lao động khi đứng ra tố cáo đó là nguy cơ mất việc làm, bị trù dập, ảnh hưởng đến công việc, thu nhập, tiền công, tiền lương của người tố cáo.
Bởi lẽ, việc làm của người lao động cũng phụ thuộc nhiều vào nhu cầu, ý chí của người sử dụng lao động. Khi việc tố cáo có ảnh hưởng đến quyền, lợi ích, uy tín, danh dự… của người sử dụng lao động thì nguy cơ mất việc làm của người lao động là rất lớn.
Người lao động tố cáo được bảo vệ việc làm như thế nào từ người sử dụng lao động? (Hình từ Internet)
Người lao động tố cáo được bảo vệ việc làm như thế nào từ người sử dụng lao động?
Tại Điều 7 Thông tư 08/2020/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng người lao động
1. Không được phân biệt đối xử về việc làm đối với người được bảo vệ.
2. Không được trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm của người được bảo vệ.
3. Thực hiện kịp thời, đầy đủ các biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ theo yêu cầu, đề nghị của cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.
4. Báo cáo cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm và thông báo cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở về kết quả thực hiện biện pháp bảo vệ.
5. Cơ quan chủ quản của doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh; người sử dụng lao động chính đối với trường hợp người được bảo vệ làm việc tại chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền bảo vệ việc làm trong quá trình tiếp nhận, xác minh và áp dụng các biện pháp bảo vệ việc làm.
Theo đó, người sử dụng người lao động có trách nhiệm bảo vệ việc làm của người lao động tố cáo thông qua những quy định sau:
- Không được phân biệt đối xử về việc làm đối với người được bảo vệ.
- Không được trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm của người được bảo vệ.
- Thực hiện kịp thời, đầy đủ các biện pháp bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ theo yêu cầu, đề nghị của cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.
- Báo cáo cơ quan quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm và thông báo cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở về kết quả thực hiện biện pháp bảo vệ.
- Cơ quan chủ quản của doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh; người sử dụng lao động chính đối với trường hợp người được bảo vệ làm việc tại chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị trực thuộc có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu, hồ sơ khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền bảo vệ việc làm trong quá trình tiếp nhận, xác minh và áp dụng các biện pháp bảo vệ việc làm.
Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm của người lao động tố cáo phải có các nội dung gì?
Tại Điều 4 Thông tư 08/2020/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 09/2021/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Trình tự, thủ tục bảo vệ
Trình tự, thủ tục bảo vệ được thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương VI Luật Tố cáo.
Dẫn chiếu đến Điều 50 Luật Tố cáo 2018 thì văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm của người lao động tố cáo phải có các nội dung chính sau đây:
- Ngày, tháng, năm đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;
- Họ tên, địa chỉ của người tố cáo; họ tên, địa chỉ của người cần được bảo vệ;
- Lý do và nội dung đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ;
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của người tố cáo.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?