Người lao động thuộc hộ nghèo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ gì?

Cho tôi hỏi người lao động thuộc hộ nghèo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ gì? Câu hỏi từ chị Nhã (Vũng Tàu).

Chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng áp dụng cho những đối tượng nào?

Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được áp dụng cho đối tượng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sau đây:

- Người dân tộc thiểu số;

- Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật;

- Thân nhân của người có công với cách mạng.

- Người thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp.

Người lao động thuộc hộ nghèo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ gì?

Người lao động thuộc hộ nghèo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ gì? (Hình từ Internet)

Người lao động thuộc hộ nghèo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hưởng chính sách hỗ trợ gì?

Căn cứ Điều 10 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cụ thể như sau:

Chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ:
1. Hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết gồm:
a) Học phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết;
b) Tiền ăn trong thời gian thực tế học;
c) Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) từ nơi cư trú đến địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên hoặc từ 10 km trở lên đối với người lao động cư trú hợp pháp tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Riêng người lao động thuộc các huyện nghèo được hỗ trợ thêm tiền ở và đồ dùng cá nhân thiết yếu.
2. Hỗ trợ chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khoẻ, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
3. Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
4. Hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề trong trường hợp nước tiếp nhận yêu cầu.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn quy trình, thủ tục và mức hỗ trợ cụ thể đối với từng đối tượng.

Theo đó, người lao động thuộc hộ nghèo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ:

- Hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết gồm:

+ Học phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết;

+ Tiền ăn trong thời gian thực tế học;

+ Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) từ nơi cư trú đến địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên hoặc từ 10 km trở lên đối với người lao động cư trú hợp pháp tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Riêng người lao động thuộc hộ nghèo và thuộc các huyện nghèo được hỗ trợ thêm tiền ở và đồ dùng cá nhân thiết yếu.

- Hỗ trợ chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khoẻ, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.

- Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.

- Hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề trong trường hợp nước tiếp nhận yêu cầu.

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 11 Nghị định 61/2015/NĐ-CP thì người lao động thuộc hộ nghèo được vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội theo quy định của pháp luật.

Mức chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cho người lao động thuộc hộ nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hiện nay là bao nhiêu?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC quy định như sau:

Nội dung và mức chi hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết:
a) Đào tạo nghề: theo chi phí thực tế, tối đa theo mức quy định tại Điều 4 Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng;
b) Đào tạo ngoại ngữ: theo mức cụ thể của từng khóa học và thời gian học thực tế, tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học;
c) Bồi dưỡng kiến thức cần thiết: theo chi phí thực tế, tối đa 530.000 đồng/người/khóa học;
d) Tiền ăn trong thời gian đào tạo: mức 40.000 đồng/người/ngày;
đ) Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) cho người lao động từ nơi cư trú hợp pháp đến địa Điểm đào tạo: mức 200.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú cách địa Điểm đào tạo từ 15 km trở lên; mức 300.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú tại các vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cách địa Điểm đào tạo từ 10 km trở lên;
e) Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch này thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (sau đây gọi là Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP) được hỗ trợ thêm tiền ở trong thời gian đào tạo và tiền trang cấp đồ dùng cá nhân thiết yếu theo mức quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch số 31/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 09 tháng 9 năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020 (sau đây gọi là Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg).

Theo đó, hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cho người lao động thuộc hộ nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hiện nay được thực hiện theo mức quy định như trên.

Đi làm việc ở nước ngoài
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người lao động Việt Nam có được tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài không?
Lao động tiền lương
Người lao động thuộc hộ nghèo được vay vốn để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo lãi suất cho vay thế nào?
Lao động tiền lương
Người lao động thuộc hộ nghèo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ gì?
Lao động tiền lương
Không tổ chức đưa thi hài người lao động chết trong thời gian làm việc ở nước ngoài về nước thì bị xử phạt như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đi làm việc ở nước ngoài
1,013 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào