Người lao động thuê lại có được bảo hộ lao động không?
Bảo hộ lao động được hiểu là gì?
Theo quy định hiện này, thì không không có bất kỳ định nghĩa cụ thể nào về bảo hộ lao động.
Tuy nhiên, có thể hiểu bảo hộ lao động là tổng hợp các biện pháp pháp lý, kỹ thuật, tổ chức, bảo vệ môi trường… và các biện pháp khác nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các yếu tố nguy hiểm, độc hại phát sinh trong quá trình lao động, cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ sức khỏe cho người lao động.
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động có các quyền sau đây:
a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
e) Đình công;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, bảo hộ lao động có thể được hiểu là một trong các quyền của người lao động.
Người lao động thuê lại có được bảo hộ lao động không? (Hình từ Internet)
Người lao động thuê lại có được bảo hộ lao động không?
Căn cứ Điều 58 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người lao động thuê lại
Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 5 của Bộ luật này, người lao động thuê lại có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
1. Thực hiện công việc theo hợp đồng lao động đã ký với doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động;
2. Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát hợp pháp của bên thuê lại lao động;
3. Được trả lương không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau;
4. Khiếu nại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động trong trường hợp bị bên thuê lại lao động vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê lại lao động;
5. Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động để giao kết hợp đồng lao động với bên thuê lại lao động.
Dẫn chiếu đến Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động có các quyền sau đây:
a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
e) Đình công;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, theo quy định trên, thì người lao động thuê lại được bảo hộ lao động khi làm các công việc có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.
Công việc nào được phép sử dụng người lao động thuê lại?
Căn cứ vào Phụ lục II ban hành kèm theo tại Điều 30 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về danh mục các công việc được cho thuê lại lao động hiện nay như sau:
1. Phiên dịch/Biên dịch/Tốc ký.
2. Thư ký/Trợ lý hành chính.
3. Lễ tân.
4. Hướng dẫn du lịch.
5. Hỗ trợ bán hàng.
6. Hỗ trợ dự án.
7. Lập trình hệ thống máy sản xuất.
8. Sản xuất, lắp đặt thiết bị truyền hình, viễn thông.
9. Vận hành/kiểm tra/sửa chữa máy móc xây dựng, hệ thống điện sản xuất.
10. Dọn dẹp vệ sinh tòa nhà, nhà máy.
11. Biên tập tài liệu.
12. Vệ sĩ/Bảo vệ.
13. Tiếp thị/Chăm sóc khách hàng qua điện thoại.
14. Xử lý các vấn đề tài chính, thuế.
15. Sửa chữa/Kiểm tra vận hành ô tô
16. Scan, vẽ kỹ thuật công nghiệp/Trang trí nội thất.
17. Lái xe.
18. Quản lý, vận hành, bảo dưỡng và phục vụ trên tàu biển.
19. Quản lý, giám sát, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng và phục vụ trên giàn khoan dầu khí.
20. Lái tàu bay, phục vụ trên tàu bay/Bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay và thiết bị tàu bay/Điều độ, khai thác bay/Giám sát bay.
Theo đó, các công việc được cho thuê lại lao động hiện nay được thực hiện theo danh mục nêu trên.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?