Người lao động tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện được hưởng quyền lợi nào?

Theo quy định, người lao động tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện được hưởng quyền lợi nào? Người lao động tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện trên cơ sở nào?

Người lao động tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện được hưởng quyền lợi nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 88/2016/NĐ-CP quy định về quyền lợi của người lao động tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện là:

- Được tham gia và hưởng toàn bộ quyền lợi từ chương trình hưu trí theo quy định;

- Được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế thu nhập cá nhân đối với Khoản đóng góp vào quỹ hưu trí theo mức quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân;

- Quyết định mức và thời Điểm đóng góp, Điều chỉnh tăng, giảm, ngừng hoặc tạm ngừng đóng góp theo quy định tại hợp đồng tham gia chương trình hưu trí;

- Lựa chọn, thay đổi chương trình hưu trí được quản lý bởi cùng 01 doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí đối với người lao động tham gia chương trình hưu trí thông qua người sử dụng lao động hoặc lựa chọn, thay đổi doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí đối với người lao động trực tiếp tham gia chương trình hưu trí;

- Được cấp tài Khoản hưu trí cá nhân, được quyền truy cập thông tin về tài Khoản hưu trí cá nhân của mình; được chuyển tài Khoản hưu trí cá nhân sang doanh nghiệp quản lý quỹ khác khi thay đổi doanh nghiệp quản lý quỹ;

- Nhận chi trả từ tài Khoản hưu trí cá nhân theo quy định;

- Được bảo mật thông tin hưu trí cá nhân, thông tin về tài Khoản hưu trí cá nhân;

- Được chuyển từ hình thức tham gia quỹ hưu trí thông qua người sử dụng lao động sang hình thức trực tiếp tham gia quỹ hưu trí;

- Trường hợp thay đổi việc làm:

+ Được tiếp tục duy trì tài Khoản hưu trí cá nhân tại doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí tại nơi làm việc cũ theo hình thức trực tiếp tham gia chương trình hưu trí; hoặc

+ Chuyển tài Khoản hưu trí cá nhân sang doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí tại nơi làm việc mới.

Người lao động tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện được hưởng quyền lợi nào?

Người lao động tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện được hưởng quyền lợi nào? (Hình từ Internet)

Người lao động tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện trên cơ sở nào?

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 88/2016/NĐ-CP quy định:

Nguyên tắc của chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện
1. Việc tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện của người lao động và cá nhân, người sử dụng lao động (đóng góp cho người lao động) trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện.
2. Khoản đóng góp của người tham gia quỹ bao gồm cả Khoản đóng góp của người sử dụng lao động (nếu có) được quản lý theo từng tài Khoản hưu trí cá nhân.
3. Người tham gia quỹ có quyền sở hữu đối với tài Khoản hưu trí cá nhân theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định này. Doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí nhận ủy thác đầu tư tài sản quỹ hưu trí. Tài sản quỹ hưu trí phải được quản lý tách biệt với tài sản của doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí, tổ chức lưu ký, người sử dụng lao động và các tài sản quỹ hưu trí khác được quản lý bởi cùng một doanh nghiệp quản lý quỹ hưu trí.
4. Hoạt động quản lý quỹ hưu trí thực hiện theo nguyên tắc công khai và minh bạch.
5. Quỹ hưu trí phải đảm bảo đầu tư theo đúng quy định tại Nghị định này và Điều lệ quỹ hưu trí.
6. Mức chi trả hưu trí được xác định trên cơ sở số dư tài Khoản hưu trí cá nhân tại thời Điểm chi trả theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.

Theo đó, việc tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện của người lao động và cá nhân, người sử dụng lao động (đóng góp cho người lao động) trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện.

Như vậy, người lao động tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện.

Phương thức tham gia đóng góp trực tiếp chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện của người lao động như thế nào?

Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 88/2016/NĐ-CP có quy định như sau:

Phương thức tham gia đóng góp
1. Tham gia đóng góp chương trình hưu trí thông qua người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Người sử dụng lao động đóng góp vào quỹ hưu trí cho người lao động của doanh nghiệp mình trên cơ sở yêu cầu quản lý lao động và khả năng tài chính, không có sự đóng góp của người lao động;
b) Người sử dụng lao động và người lao động cùng đóng góp vào quỹ hưu trí theo văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
2. Tham gia đóng góp trực tiếp chương trình hưu trí, bao gồm:
a) Người lao động đóng góp hoàn toàn vào quỹ hưu trí, không có sự đóng góp của người sử dụng lao động;
b) Cá nhân theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định này đóng góp vào quỹ hưu trí.

Theo đó, phương thức tham gia đóng góp trực tiếp chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện bao gồm:

+ Người lao động đóng góp hoàn toàn vào quỹ hưu trí, không có sự đóng góp của người sử dụng lao động;

+ Cá nhân đủ 15 tuổi trở lên, không làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định Bộ luật Lao động 2019 đóng góp vào quỹ hưu trí.

Chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Cá nhân bao nhiêu tuổi thì tham gia đóng góp chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện?
Lao động tiền lương
Người lao động tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện được hưởng quyền lợi nào?
Lao động tiền lương
Đối tượng tham gia đóng góp chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện là ai?
Lao động tiền lương
Văn bản thỏa thuận tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện thông qua người sử dụng lao động gồm nội dung nào?
Lao động tiền lương
Người lao động tham gia đóng góp trực tiếp chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện như thế nào?
Lao động tiền lương
Chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện là gì?
Lao động tiền lương
Có tham gia đóng góp chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện thông qua người sử dụng lao động được không?
Lao động tiền lương
Trách nhiệm của người lao động tham gia chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện là gì?
Lao động tiền lương
Chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện thực hiện theo nguyên tắc nào?
Lao động tiền lương
Người lao động tham gia đóng góp chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện thông qua những phương thức nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Chương trình hưu trí bổ sung tự nguyện
63 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào