Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động nào?

Làm việc theo hợp đồng lao động nào thì phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động nào?

Tại Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 quy định hiện nay có 2 loại hợp đồng lao động là hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn

Căn cứ tại Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định:

Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó, người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn và cả hợp đồng lao động xác định thời hạn.

Lưu ý:

- Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

- Người lao động đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động nào?

Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động nào?

Tham gia bảo hiểm thất nghiệp được hưởng chế độ gì?

Căn cứ tại Điều 42 Luật Việc làm 2013 quy định:

Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
1. Trợ cấp thất nghiệp.
2. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
3. Hỗ trợ Học nghề.
4. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Theo đó, các chế độ bảo hiểm thất nghiệp là:

- Trợ cấp thất nghiệp.

- Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.

- Hỗ trợ Học nghề.

- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Cơ quan nào chi trả bảo hiểm thất nghiệp?

Theo Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội
1. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
2. Ban hành mẫu sổ, mẫu hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Tổ chức thực hiện thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
4. Cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động; quản lý sổ bảo hiểm xã hội khi người lao động đã được giải quyết chế độ hưu trí hoặc tử tuất.
5. Tiếp nhận hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn.
6. Hằng năm, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho từng người lao động; cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng chế độ, thủ tục thực hiện bảo hiểm xã hội khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.
7. Hằng năm, cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động để người sử dụng lao động niêm yết công khai.
8. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm xã hội; lưu trữ hồ sơ của người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
9. Quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
11. Thực hiện công tác thống kê, kế toán tài chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
12. Tập huấn và hướng dẫn nghiệp vụ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
13. Định kỳ 06 tháng, báo cáo Hội đồng quản lý bảo hiểm xã hội và hằng năm, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; báo cáo Bộ Y tế về tình hình thực hiện bảo hiểm y tế; báo cáo Bộ Tài chính về tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Hằng năm, cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp về tình hình thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trong phạm vi địa phương quản lý.
...

Theo đó, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm tổ chức chi trả bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn.

Tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Có tham gia bảo hiểm thất nghiệp đối với trường hợp ký hợp đồng cộng tác viên không?
Lao động tiền lương
Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động nào?
Lao động tiền lương
NSDLĐ phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho NLĐ trong thời hạn bao lâu kể từ ngày ký hợp đồng lao động?
Lao động tiền lương
Tăng 02 chế độ cho người tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo Dự thảo Luật Việc làm mới nhất đúng không?
Lao động tiền lương
Trường hợp nào người lao động không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp?
Lao động tiền lương
Người lao động thỏa thuận với công ty để không tham gia bảo hiểm thất nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Người lao động thỏa thuận với công ty để không tham gia bảo hiểm thất nghiệp được không?
Lao động tiền lương
Từ 2025, đăng ký không đầy đủ số người tham gia BHTN trong bao lâu được xác định là chậm đóng BHTN?
Lao động tiền lương
Doanh nghiệp phải gửi báo cáo tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của năm trước cho ai?
Lao động tiền lương
Công ty không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn bao lâu thì sẽ bị xử phạt?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tham gia bảo hiểm thất nghiệp
166 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào