Người lao động nữ sinh đôi có được hưởng bảo hiểm gấp đôi không?
Người lao động nữ sinh đôi có được hưởng bảo hiểm gấp đôi không?
Các quyền lợi về chế độ thai sản cho người lao động nữ sinh đôi bao gồm:
Về thời gian nghỉ:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 ban hành về thời gian hưởng chế độ khi sinh con cho người lao động nữ như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
...
Tại khoản 2 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản cụ thể như sau:
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
...
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
...
Như vậy, người lao động nữ sinh đôi sau khi nghỉ hết 07 tháng thai sản và trở lại làm việc. Nếu sức khỏe chưa hồi phục sẽ được nghỉ tiếp chế độ dưỡng sức với thời gian tối đa 10 ngày.
Về tiền chế độ thai sản:
Với trường hợp trợ cấp một lần khi sinh con quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Đây là tiền trợ cấp một lần khi sinh được được tính theo số con được sinh ra, nên là khoản tiền duy nhất mà lao động nữ sinh đôi được tính hưởng gấp đôi so với trường hợp sinh một con.
Trường hợp sinh đôi, lao động nữ được hưởng trợ cấp một lần bằng 4 x Mức lương cơ sở.
Trường hợp sinh một con, lao động nữ được hưởng trợ cấp một lần bằng 2 x Mức lương cơ sở.
Ngoài ra, thời gian nghỉ hưởng chế độ dài hơn, lao động nữ sinh đôi cũng nhận được tiền chế độ thai sản nhiều hơn.
Vì tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức hưởng chế độ thai sản được tính theo số tháng nghỉ chế độ với cách tính như sau:
Trường hợp sinh đôi được nhận:
Trường hợp sinh một con được nhận:
Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản với thời gian nghỉ hưởng dưỡng sức dài hơn, người lao động nữ sinh đôi cũng nhận tiền dưỡng sức sau sinh nhiều hơn, bao gồm:
Trợ cấp dưỡng sức khi sinh đôi = 30% x Mức lương cơ sở x 10 ngày.
Trợ cấp dưỡng sức khi sinh một con = 30% x Mức lương cơ sở x 05 ngày hoặc 07 ngày.
Như vậy, tùy vào loại trợ cấp cụ thể người lao động nữ sinh đôi sẽ có thể được hưởng bảo hiểm gấp đôi so với trường hợp sinh con thông thường theo như quy định của pháp luật, nhằm mang tính chất đảm bảo quyền lợi công bằng cho người lao động nữ khi sinh đôi.
Người lao động nữ sinh đôi có được hưởng bảo hiểm gấp đôi không?
Người lao động nam có vợ sinh đôi có được hưởng bảo hiểm gấp đôi không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con cụ thể như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
...
2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
...
Do đó, người lao động nam có vợ sinh đôi được nghỉ hưởng chế độ thai sản trong 10 ngày làm việc (nếu vợ sinh thường) hoặc 14 ngày làm việc (nếu vợ sinh mổ).
Trường hợp, người lao động nam có vợ sinh một con chỉ được nghỉ chế độ thai sản trong 05 ngày làm việc (nếu vợ sinh thường) hoặc 07 ngày làm việc (nếu vợ sinh mổ).
Như vậy, người lao động nam có vợ sinh đôi có thời gian nghỉ chế độ thai sản dài gấp đôi trường hợp vợ sinh một con.
Ngoài ra, tại Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức hưởng chế độ thai sản có công thức tính như sau:
Như vậy, tiền hưởng chế độ thai sản đối với người lao động nam được tính tương ứng theo số ngày nghỉ. Do đó, vợ sinh đôi lao động nam sẽ được hưởng tiền chế độ gấp đôi.
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi người lao động nữ sinh đôi bao gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ theo Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với người lao động nữ sinh con bao gồm:
- Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.
- Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết.
- Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con.
- Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh.
- Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc người lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai.
Ngoài ra, căn cứ tại khoản 2 Điều 1 Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 cũng đã quy định số lượng thành phần hồ sơ nêu trong văn bản này là 01 bản.
Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 4 Quy trình giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, chi trả chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 quy định như sau:
Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
...
Trách nhiệm của Bộ phận/Phòng TN-Trả KQ
2. Tiếp nhận hồ sơ giấy do đơn vị SDLĐ nộp theo hướng dẫn tại điểm 2.1, 2.2, 2.4 khoản này và hồ sơ do người lao động, thân nhân người lao động nộp theo hướng dẫn tại điểm 2.3 khoản này với thành phần hồ sơ cho từng loại chế độ như sau:
...
2.2.2. Lao động nữ sinh con:
a) Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.
...
Như vậy, khi người lao động nữ sinh đôi thì cũng chỉ cần 01 bộ hồ sơ thai sản.
Trong đó, người lao động nữ chuẩn bị bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của 02 con để nộp cho công ty nơi người lao động nữ đang làm việc.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?