Người lao động nghỉ phép năm có tính vào ngày làm việc để đóng bảo hiểm xã hội không?
Người lao động nghỉ phép năm có tính vào ngày làm việc để đóng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Đồng thời, căn cứ tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
Như vậy, người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội. Trong khi đó, ngày nghỉ phép năm người lao động được hưởng nguyên lương. Vì vậy, việc người lao động nghỉ phép năm không ảnh hưởng tới việc đóng bảo hiểm xã hội.
Theo đó, ngày nghỉ phép năm của người lao động vẫn tính vào ngày làm việc để đóng bảo hiểm xã hội.
Nghỉ phép năm có tính vào ngày làm việc để đóng BHXH không? (Hình từ Internet)
Người lao động được thanh toán tiền ngày nghỉ phép năm chưa nghỉ hết khi nào?
Theo khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 có nêu: Trường hợp người lao thôi việc hoặc mất việc làm mà chưa nghỉ phép năm hoặc chưa sử dụng hết số ngày nghỉ phép năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Như vậy, người lao động được thanh toán tiền ngày nghỉ phép năm chưa nghỉ hết khi thôi việc hoặc mất việc.
Tuy nhiên tại Công văn 514/ATLĐ-CSBHLĐ ngày 22/10/2021 có hướng dẫn như sau:
Đối với trường hợp người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm mà không thuộc các trường hợp được nêu tại khoản 3 Điều 113 trên, nếu người sử dụng lao động thỏa thuận thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ trong những trường hợp này theo hướng có lợi hơn cho người lao động được khuyến khích theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Bộ luật Lao động 2019.
Chính sách của Nhà nước về lao động
1. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.
...
Như vậy, trong trường hợp người lao động tiếp tục làm việc mà chưa nghỉ phép năm hoặc chưa sử dụng hết số ngày nghỉ phép năm thì sẽ không được nhận lương cho những ngày chưa nghỉ.
Tuy nhiên, nếu người sử dụng lao động đồng ý thanh toán lương cho những ngày chưa nghỉ trong trường hợp này thì sẽ được khuyến khích theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Bộ luật Lao động 2019.
Ngày nghỉ phép năm khi NLĐ làm việc không đủ 1 năm được tính như thế nào?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, số ngày nghỉ phép năm của người lao động làm việc chưa đủ 1 năm được tính sau đây:
Lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.
Như vậy, công thức tính ngày nghỉ phép năm khi người lao động làm việc không đủ 1 năm sau đây:
Số ngày nghỉ hằng năm = Số ngày nghỉ hằng năm + Số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có)/ 12 tháng x Số tháng làm việc thực tế trong năm.











- Chính thức: CCVC và người lao động nghỉ thôi việc theo Công văn 1767 sẽ được giải quyết việc tự nguyện nghỉ việc khi đáp ứng điều kiện nào?
- Biên chế lại cán bộ công chức cấp xã, cấp huyện khi sáp nhập xã, bỏ huyện thế nào theo Tờ trình 624?
- Nghị định 178: Phải nghỉ việc đối với người làm việc trong chỉ tiêu biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại các hội thì ngân sách chi trả chế độ lấy từ đâu?
- CCVC và người lao động có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi và đáp ứng điều kiện gì thì được giải quyết việc tự nguyện nghỉ việc khi sắp xếp tổ chức bộ máy?
- Chính thức: Số tiền giải quyết chính sách nghỉ thôi việc cho cán bộ công chức tại khu vực Thủ đô được dự toán là trách nhiệm của ai?