Người lao động ngành nghề nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề như thế nào?

Tôi muốn hỏi ngành nghề nông thôn gồm các hoạt động nào? người lao động ngành nghề nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề như thế nào? Câu hỏi của chị Oanh (Đồng Nai).

Ngành nghề nông thôn gồm các hoạt động nào?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 52/2018/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn quy định hoạt động ngành nghề nông thôn như sau:

Các hoạt động ngành nghề nông thôn
Các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định trong Nghị định này bao gồm:
1. Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản.
2. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
3. Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn.
4. Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ.
5. Sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh.
6. Sản xuất muối.
7. Các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn.

Như vậy, ngành nghề nông thôn bao gồm các 7 hoạt động nêu trên về các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, mỹ nghệ, muối,...

Người lao động ngành nghề nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề như thế nào?

Người lao động ngành nghề nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề như thế nào?

Đào tạo nhân lực đối với ngành nghề nông thôn được Nhà nước quan tâm ra sao?

Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 52/2018/NĐ-CP có quy định về việc đào tạo nhân lực trong hoạt động ngành nghề nông thôn như sau:

Đào tạo nhân lực
1. Người làm nghề truyền thống; người làm nghề tại làng nghề, làng nghề truyền thống và người làm việc tại các cơ sở ngành nghề nông thôn, được hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp theo quy định hiện hành.
2. Các nghệ nhân trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn được Nhà nước hỗ trợ kinh phí tổ chức đào tạo nghiệp vụ sư phạm nghề nghiệp, kỹ năng dạy học; được thù lao theo quy định khi tham gia đào tạo nghề nghiệp cho lao động nông thôn. Khi nghệ nhân trực tiếp truyền nghề được thu tiền học phí của người học trên nguyên tắc thỏa thuận.
3. Ngân sách địa phương hỗ trợ một phần chi phí lớp học cho các cơ sở ngành nghề nông thôn trực tiếp mở lớp truyền nghề. Đối với đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề của nghệ nhân, thợ thủ công được quyết toán theo số lượng thực tế. Nội dung, mức chi hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
4. Các dự án đầu tư cơ sở dạy nghề nông thôn được hưởng các chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định.
5. Nguồn kinh phí thực hiện do ngân sách đảm bảo từ nguồn chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các chương trình, dự án có liên quan và các nguồn hợp pháp khác. Nội dung chi và mức chi theo quy định về chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Như vậy, Nhà nước luôn có những chính sách trong việc phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó có nhiều sự quan tâm về việc phát triển, đào tạo nhân lực như: hỗ trợ kinh phí tổ chức đào tạo, thù lao, chi phí lớp học, các dự án đầu tư cơ sở dạy nghề,...

Nguồn kinh phí thực hiện do ngân sách đảm bảo từ nguồn chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các chương trình, dự án có liên quan và các nguồn hợp pháp khác.

Người lao động ngành nghề nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề như thế nào?

Căn cứ theo Mục 6 Chương II Thông tư 84/2002/TT-BTC quy định về việc hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động như sau:

6. Hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động:
- Các cơ sở đào tạo của Nhà nước ưu tiên dành chỉ tiêu đào tạo nghề cho các Cơ sở ngành nghề nông thôn trong phạm vi kế hoạch kinh phí hàng năm Nhà nước cấp cho cơ sở dạy nghề.
- Nghệ nhân làng nghề được phối hợp với các cơ sở đào tạo của nhà nước để tổ chức các lớp đào tạo hoặc tự tổ chức các lớp đào tạo phù hợp với ngành nghề sản xuất của Cơ sở ngành nghề nông thôn và được miễn các loại thuế trong hoạt động truyền nghề. Chi phí tổ chức các lớp đào tạo được bù đắp từ các nguồn:
+ Tiền thu học phí của học viên hoặc người sử dụng lao động đóng góp trên cơ sở thoả thuận;
+ Hỗ trợ của các trung tâm đào tạo của huyện, của tỉnh, thành phố (nếu có);
+ Hỗ trợ của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước;
Nếu các nguồn trên không đủ bù đắp chi phí đào tạo, thì phần còn thiếu cơ sở được hạch toán vào chi phí kinh doanh.
- Các lớp đào tạo theo hình thức vừa học vừa làm thì chi phí đào tạo tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của Cơ sở ngành nghề nông thôn.

Như vậy, việc hỗ trợ đào tạo nghề của người lao động ngành nghề nông thôn sẽ được Nhà nước hỗ trợ thông qua các chính sách như:

- Ưu tiên dành chỉ tiêu đào tạo nghề cho các Cơ sở ngành nghề nông thôn

- Hỗ trợ chi phí tổ chức các lớp đào tạo được bù đắp từ nguồn như: tiền học phí được đóng góp, hỗ trợ của trung tâm đào tạo, của cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước,..

Nếu các nguồn trên không đủ bù đắp chi phí đào tạo, thì phần còn thiếu cơ sở được hạch toán vào chi phí kinh doanh.

Hỗ trợ đào tạo nghề
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người lao động bị thu hồi đất có được hỗ trợ đào tạo nghề không?
Lao động tiền lương
Người đã được hỗ trợ đào tạo nghề trên địa bàn TP Hà Nội nhưng mất việc làm có được tiếp tục hỗ trợ để chuyển đổi việc làm không?
Lao động tiền lương
Đã có mức hỗ trợ cho người được hỗ trợ đào tạo nghề trên địa bàn TP Hà Nội, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Từ 19/12/2024, người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo được hỗ trợ đào tạo nghề trên địa bàn TP Hà Nội với mức hỗ trợ chi phí đào tạo là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Từ 19/12/2024, người khuyết tật được hỗ trợ đào tạo nghề trên địa bàn TP Hà Nội với mức hỗ trợ chi phí đào tạo là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Thanh niên tình nguyện được hỗ trợ đào tạo nghề như thế nào?
Lao động tiền lương
Người lao động ngành nghề nông thôn được hỗ trợ đào tạo nghề như thế nào?
Lao động tiền lương
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự thì có được hỗ trợ đào tạo nghề không?
Lao động tiền lương
Mức hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn cho đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Nguyên tắc thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp đối với người chấp hành xong hình phạt tù trên địa bàn TPHCM thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Hỗ trợ đào tạo nghề
1,746 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hỗ trợ đào tạo nghề

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hỗ trợ đào tạo nghề

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào