Người lao động làm mất đồ bảo hộ lao động thì có phải bồi thường không?

Người lao động làm mất đồ bảo hộ lao động thì có phải bồi thường không?

Bảo hộ lao động được hiểu như thế nào?

Hiện nay, Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và các văn bản liên không không có bất kỳ định nghĩa cụ thể nào về bảo hộ lao động.

Có thể hiểu bảo hộ lao động là tổng hợp các biện pháp pháp lý, kỹ thuật, tổ chức, bảo vệ môi trường… và các biện pháp khác nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các yếu tố nguy hiểm, độc hại phát sinh trong quá trình lao động, cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ sức khỏe cho người lao động.

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động, cụ thể như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động có các quyền sau đây:
a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
c) Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
d) Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
e) Đình công;
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
...

Theo đó, bảo hộ lao động là một trong các quyền của người lao động.

Người lao động làm mất đồ bảo hộ lao động thì có phải bồi thường không?

Người lao động làm mất đồ bảo hộ lao động thì có phải bồi thường không? (Hình từ Internet)

Khi nào người lao động được trang bị đồ bảo hộ lao động?

Căn cứ Điều 22 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, cụ thể như sau:

Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
1. Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được phân loại căn cứ vào đặc điểm, điều kiện lao động đặc trưng của mỗi nghề, công việc.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sau khi có ý kiến của Bộ Y tế; quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động.
3. Người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật.

Theo đó, người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật.

Căn cứ Điều 4 Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH quy định người lao động làm việc với các điều kiện sau đây thì được trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân.

- Làm việc tiếp xúc với một trong những yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại dưới đây thì được trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân:

+ Tiếp xúc với yếu tố vật lý không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh.

+ Tiếp xúc với bụi và hóa chất độc hại.

+ Tiếp xúc với yếu tố sinh học độc hại:

+ Vi rút, vi khuẩn độc hại gây bệnh, côn trùng có hại;

+ Phân, nước thải, rác, cống rãnh;

+ Các yếu tố sinh học độc hại khác.

- Làm việc với máy, thiết bị, công cụ lao động tiềm ẩn các mối nguy mất an toàn, vệ sinh lao động, làm việc ở vị trí mà tư thế lao động nguy hiểm dễ gây ra tai nạn lao động; làm việc trên cao; làm việc trong hầm lò, nơi thiếu dưỡng khí; làm việc trên biển, trên sông nước, trong hầm sâu, trong không gian hạn chế, trong rừng; làm việc trong núi đá, hang đá hoặc điều kiện lao động nguy hiểm, độc hại khác.

Người lao động làm mất đồ bảo hộ lao động thì có phải bồi thường không?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 25/2022/TT-BLĐTBXH quy định về nguyên tắc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân, cụ thể như sau:

Nguyên tắc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân
1. Người sử dụng lao động phải tổ chức hướng dẫn người lao động sử dụng thành thạo các phương tiện bảo vệ cá nhân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và phải kiểm tra việc sử dụng.
2. Các phương tiện bảo vệ cá nhân chuyên dùng có yêu cầu kỹ thuật cao thì người sử dụng lao động phải tổ chức kiểm tra, thử nghiệm để bảo đảm chất lượng, quy cách của phương tiện bảo vệ này trước khi trang cấp, đồng thời định kỳ kiểm tra chất lượng trong quá trình sử dụng và ghi sổ theo dõi; không sử dụng các phương tiện không đạt yêu cầu kỹ thuật hoặc quá hạn sử dụng theo khuyến cáo của nhà cung cấp; loại bỏ ngay các phương tiện hư hỏng, không đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình sử dụng.
3. Người lao động được trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân phải sử dụng phương tiện đó theo đúng quy định trong khi làm việc. Nếu người lao động vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm phải chịu hình thức kỷ luật theo nội quy lao động của cơ sở mình hoặc theo quy định của pháp luật.
4. Người sử dụng lao động phải trang cấp lại cho người lao động phương tiện bảo vệ cá nhân khi bị mất, hư hỏng hoặc hết hạn sử dụng. Trường hợp bị mất, hư hỏng mà không có lý do chính đáng thì người lao động phải bồi thường theo quy định của nội quy lao động của cơ sở. Khi hết thời hạn sử dụng hoặc khi chuyển làm công việc khác thì người lao động phải trả lại những phương tiện bảo vệ cá nhân nếu người sử dụng lao động yêu cầu nhưng phải ký bàn giao.

Theo đó, trường hợp người lao động làm mất phương tiện bảo vệ cá nhân (bao gồm đồ bảo hộ lao động) được cấp mà không có lý do chính đáng thì người lao động phải bồi thường theo quy định của nội quy lao động của cơ sở.

Trường hợp người lao động làm đồ bảo hộ lao động được cấp mà có lý do chính đáng thì người lao động không phải bồi thường.

Bảo hộ lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Quyền bảo hộ lao động của người lao động được thể hiện ở điều luật nào trong Bộ luật Lao động mới nhất?
Lao động tiền lương
Bổ sung thêm trang bị bảo hộ lao động cho người lao động thì kí phụ lục hợp đồng hay hợp đồng lao động mới?
Lao động tiền lương
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1841:1976 về Bao tay bảo hộ lao động áp dụng cho bao tay nào?
Lao động tiền lương
Số đo quần áo bảo hộ cho công nhân đi lô cao su theo TCVN 4742:1989 như thế nào?
Lao động tiền lương
Người lao động làm mất đồ bảo hộ lao động thì có phải bồi thường không?
Lao động tiền lương
Bảo hộ lao động theo TCVN 1841:1976 yêu cầu chính về cắt và may ra sao?
Lao động tiền lương
Các chế độ về chính sách bảo hộ lao động hiện nay?
Lao động tiền lương
Có phải trả lại đồ bảo hộ lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động hay không?
Lao động tiền lương
Nội dung về trang bị bảo hộ lao động cho người lao động có phải quy định trong hợp đồng lao động hay không?
Lao động tiền lương
Người lao động thuê lại có được bảo hộ lao động không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bảo hộ lao động
1,059 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hộ lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hộ lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ văn bản hướng dẫn Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2024 Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào