Người lao động làm hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp Kiên Giang ở đâu?

Cho tôi hỏi người lao động làm hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp Kiên Giang ở đâu? Câu hỏi của anh K.L (Kiên Giang)

Người lao động làm hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp Kiên Giang ở đâu?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP có quy định về nơi chi trả trợ cấp thất nghiệp như sau:

Người lao động được hưởng BHTN có thể nhận tiền hưởng trợ cấp thất nghiệp tại các địa điểm, tổ chức đại diện chi trả nơi mà BHXH Việt Nam ký hợp đồng dịch vụ chi trả chế độ BHXH, BHTN và quản lý người hưởng như:

- Trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động nộp hồ sơ hưởng chế độ BHTN.

- Các tổ chức bảo hiểm xã hội cấp xã, huyện, thị trấn nơi được BHXH cấp tỉnh ủy nhiệm chi trả.

Tại tỉnh Kiên Giang: Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Kiên Giang là nơi chuyên tiếp nhận xử lý các hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Kiên Giang.

- Trụ sở chính: Lô KK7 Nguyễn Đức Cảnh, P. An Hoà, TP. Rạch Giá.

- Văn phòng đại diện: Số 11 đường Kim Đồng, KP.Phước Trung 1, TT.Gò Quao, H.Gò Quao.

- Cơ sở 2: Khu phố 10, phường Dương Đông, TP.Phú Quốc.

- Văn phòng đại diện: Ấp 7 Chợ, Xã Đông Thái, huyện An Biên.

- Văn phòng đại diện: 218 KP.Lò Bom, TT.Kiên Lương, H.Kiên Lương.

- Văn phòng ủy thác: KP.Nội Ô, TT.Giồng Riềng, H.Giồng Riềng.

- Văn phòng ủy thác: KP.Vĩnh Đông 2, TT.Vĩnh Thuận, H.Vĩnh Thuận

Hotline: 0866.11.22.00

Người lao động làm hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp Kiên Giang ở đâu?

Người lao động làm hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp Kiên Giang ở đâu?

Làm thế nào để tính được trợ cấp thất nghiệp mới nhất?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH công thức tính tiền bảo hiểm thất nghiệp người lao động được nhận hàng tháng là:

công thức tính tiền bảo hiểm thất nghiệp

Trong đó:

- Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 06 tháng liền kề để tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp là bình quân tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.

- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

Như vậy, để tính tiền bảo hiểm thất nghiệp của người lao động cần xác định được mức lương hàng tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động trong khoảng thời gian ít nhất là 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

Tham khảo thêm Công cụ tính trợ cấp thất nghiệp: TẠI ĐÂY

Những đối tượng nào tham gia bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc?

Căn cứ khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp bắt buộc bao gồm:

- Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc sau đây:

+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.

+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn.

+ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định như trên.

Tham gia bảo hiểm thất nghiệp 2023 sẽ nhận được những chế độ hỗ trợ nào?

Căn cứ Điều 42 Luật Việc làm 2013 quy định về các chế độ bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể như sau:

Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
1. Trợ cấp thất nghiệp.
2. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
3. Hỗ trợ Học nghề.
4. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Theo đó, bảo hiểm thất nghiệp gồm 04 chế độ:

- Trợ cấp thất nghiệp.

- Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.

- Hỗ trợ Học nghề.

- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

Tham khảo Toàn văn 04 chế độ bảo hiểm thất nghiệp:

TẢI VỀ

Hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp quận Bình Tân Tp. Hồ Chí Minh ở đâu?
Lao động tiền lương
Nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp quận Bình Thạnh Tp. Hồ Chí Minh ở đâu?
Lao động tiền lương
Nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp Quận 6 Tp. Hồ Chí Minh ở đâu?
Lao động tiền lương
Địa chỉ nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp Đồng Nai ở đâu?
Lao động tiền lương
Người lao động nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp Bình Dương ở đâu?
Lao động tiền lương
Nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp Quận 1 Tp. Hồ Chí Minh ở đâu?
Lao động tiền lương
Địa điểm nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp Long An là ở đâu?
Lao động tiền lương
Địa điểm nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp ở Bắc Ninh là ở đâu?
Lao động tiền lương
Nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp huyện Bình Chánh Tp. Hồ Chí Minh ở địa chỉ nào?
Lao động tiền lương
Nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp Vĩnh Long ở đâu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp
1,943 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào