Người lao động làm công việc độc hại nguy hiểm thì được hưởng phụ cấp độc hại như thế nào?
- Người lao động làm công việc độc hại nguy hiểm thì được hưởng phụ cấp độc hại như thế nào?
- Trách nhiệm của người sử dụng lao động làm công việc độc hại nguy hiểm là gì?
- Bao nhiêu tuổi mới được phép tham gia tập nghề các công việc độc hại nguy hiểm?
- Có được sử dụng người lao động cao tuổi làm việc độc hại nguy hiểm?
Người lao động làm công việc độc hại nguy hiểm thì được hưởng phụ cấp độc hại như thế nào?
Tại Điều 103 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp
Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.
Theo đó, người lao động là công nhân làm công việc độc hại nguy hiểm tại các công ty không thuộc nhà nước thì phụ cấp độc hại nguy hiểm sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động trong hợp đồng lao động mà cả hai bên ký kết.
Ngoài ra, mức hưởng phụ cấp độc hại trong trường hợp này có thể được ghi nhận tại thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của người sử dụng lao động.
Người lao động làm công việc độc hại nguy hiểm thì được hưởng phụ cấp độc hại như thế nào? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của người sử dụng lao động làm công việc độc hại nguy hiểm là gì?
Tại Điều 22 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
1. Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được phân loại căn cứ vào đặc điểm, điều kiện lao động đặc trưng của mỗi nghề, công việc.
2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sau khi có ý kiến của Bộ Y tế; quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động.
3. Người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật.
Theo quy định, người sử dụng lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe đối với người lao động.
Bao nhiêu tuổi mới được phép tham gia tập nghề các công việc độc hại nguy hiểm?
Tại khoản 4 Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động
1. Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
2. Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc. Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng.
3. Người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình thì không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp; không được thu học phí; phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
4. Người học nghề, người tập nghề phải đủ 14 tuổi trở lên và phải có đủ sức khỏe phù hợp với yêu cầu học nghề, tập nghề. Người học nghề, người tập nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành phải từ đủ 18 tuổi trở lên, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.
...
Như vậy, theo quy định trên thì người sử dụng lao động chỉ có thể tuyển người đủ 18 tuổi trở lên tham gia tập nghề với các công việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, trừ lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.
Có được sử dụng người lao động cao tuổi làm việc độc hại nguy hiểm?
Tại khoản 3 Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Sử dụng người lao động cao tuổi
1. Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
2. Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.
Theo đó, người sử dụng lao động sẽ không được sử dụng người lao động cao tuổi để làm những nghề, công việc độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động cao tuổi.
Tuy nhiên trong trường hợp người sử dụng lao động bảo đảm điều kiện làm việc an toàn thì có thể sử dụng người lao động cao tuổi để làm những nghề, công việc như trên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?