Người lao động được phép không tham gia BHXH bắt buộc trong trường hợp nào?

Người lao động phải tham gia BHXH bắt buộc là ai? Trong những trường hợp nào người lao động có quyền không tham gia BHXH bắt buộc?

BHXH bắt buộc là gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 định:

Giải thích từ ngữ
...
3. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
...

Như vậy, BHXH bắt buộc là một loại hịnh bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia nếu thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.

Người lao động được phép không tham gia BHXH bắt buộc trong trường hợp nào?

Người lao động được phép không tham gia BHXH bắt buộc trong trường hợp nào?

Người lao động nào phải tham gia BHXH bắt buộc?

Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
...
Các đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này sau đây gọi chung là người lao động.

Như vậy, người lao động phải tham gia BHXH bắt buộc là những đối tượng nêu trên.

Đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được tham gia BHXH bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Người lao động được phép không tham gia BHXH bắt buộc trong trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định:

Đối tượng tham gia theo quy định tại Điều 2 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
...
4. Người lao động quy định tại các Điểm 1.1 và 1.2 Khoản 1 Điều này là người giúp việc gia đình và người lao động quy định tại Khoản 1 Điều này mà đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng và trợ cấp hằng tháng dưới đây thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc:
a) Người đang hưởng lương hưu hằng tháng;
b) Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 50/CP ngày 26/7/1995 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn;
c) Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
d) Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp hàng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động;
đ) Quân nhân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008 về thực hiện chế độ đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương; Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06/5/2010 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008; Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010 quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương; Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

Chiếu theo quy định trên, pháp luật quy định người lao động được phép không tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:

- Người giúp việc gia đình;

- Người đang hưởng lương hưu hằng tháng;

- Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Nghị định 09/1998/NĐ-CP (văn bản đã hết hiệu lực);

- Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

- Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định 91/2000/QĐ-TTg; Quyết định 613/QĐ-TTg năm 2010;

- Quân nhân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy, những người thuộc các trường hợp đặc biệt này thì được phép không tham gia BHXH bắt buộc.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Những loại giấy tờ cần thiết trong hồ sơ đăng ký bảo hiểm xã hội bắt buộc là gì?
Lao động tiền lương
Đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là trách nhiệm của công ty hay NLĐ?
Lao động tiền lương
Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động gồm những gì?
Lao động tiền lương
Người lao động được phép không tham gia BHXH bắt buộc trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Ai không cần tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024?
Lao động tiền lương
Người lao động làm việc tại nhà có phải tham gia BHXH bắt buộc không?
Lao động tiền lương
Mẫu hồ sơ bảo hiểm xã hội bắt buộc do cơ quan nào ban hành?
Lao động tiền lương
Ngày đóng tiền BHXH cuối cùng của NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là ngày nào?
Lao động tiền lương
Ai có trách nhiệm đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động?
Lao động tiền lương
Nộp chậm hồ sơ hưởng BHXH bắt buộc thì phải bồi thường cho người thụ hưởng nếu gây thiệt hại đúng không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bảo hiểm xã hội bắt buộc
169 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm xã hội bắt buộc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội bắt buộc

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click để xem trọn bộ văn bản về Chế độ thai sản năm 2024 Đóng Bảo hiểm xã hội và các văn bản cần biết
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào