Người lao động được nhận phụ cấp trang phục thì có phải đóng thuế thu nhập cá nhân khoản phụ cấp này không?
Phụ cấp trang phục cho người lao động được hiểu là gì?
Theo quy định hiện nay thì không có quy định nào rõ về khái niệm phụ cấp trang phục. Tuy nhiên tiền phụ cấp trang phục có thể hiểu là khoản chi mà doanh nghiệp hỗ trợ người lao động may, mua đồng phục phù hợp với môi trường làm việc của công ty, phù hợp với quy chế của công ty để làm đẹp hơn môi trường làm việc, năng động, tích cực.
Phụ cấp trang phục có thể là cấp phát trang phục, hoặc sẽ trợ cấp bằng tiền.
Người lao động được nhận phụ cấp trang phục thì có phải đóng thuế thu nhập cá nhân khoản phụ cấp này không? (Hình từ Internet)
Phụ cấp trang phục có được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN?
Căn cứ điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:
Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
...
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
...
2.7. Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ. Phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.
Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động để được tính vào chi phí được trừ thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm, bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ.
Đối với những ngành kinh doanh có tính chất đặc thù thì chi phí này được thực hiện theo quy định cụ thể của Bộ Tài chính.
...
Như vậy, khoản phụ cấp trang phục cho người lao động được trừ khi tính thuế TNDN khi đáp ứng được các điều kiện:
- Trường hợp chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động phải có hóa đơn, chứng từ.
- Trường hợp chi trang phục bằng tiền cho người lao động không được vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.
- Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động để được tính vào chi phí được trừ thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05 triệu đồng/người/năm, bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ.
Đối với những ngành kinh doanh có tính chất đặc thù thì chi phí này được thực hiện theo quy định cụ thể của Bộ Tài chính.
Người lao động được nhận phụ cấp trang phục thì có phải đóng thuế thu nhập cá nhân khoản phụ cấp này không?
Căn cứ điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC) quy định những khoản chi không được tính vào chi phí được trừ được quy định như sau:
Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
...
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
...
2.6. Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ. Phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.
Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động để được tính vào chi phí được trừ thì mức chi tối đa đối với chi bằng tiền không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm, bằng hiện vật phải có hóa đơn, chứng từ.
Đối với những ngành kinh doanh có tính chất đặc thù thì chi phí này được thực hiện theo quy định cụ thể của Bộ Tài chính.
...
Và theo quy định tại tiết đ.4 điểm đ khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân như sau:
Các khoản thu nhập chịu thuế
...
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
...
đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:
...
đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
...
Như vậy, những khoản chi về trang phục không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động nếu các khoản chi đó nằm trong những mức như sau:
- Khoản chi bằng tiền mặt không vượt quá 5 triệu đồng/người/năm
- Khoản chi bằng hiện vật thì không khống chế mức chi (phải có hóa đơn chứng từ rõ ràng)
- Nếu doanh nghiệp chi bằng tiền và hiện vật thì khoản chi bằng tiền không vượt quá 5 triệu đồng/người/năm và bằng hiện vật không bị khống chế.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?