Người lao động được nghỉ không lương tối đa bao nhiêu ngày?

Người lao động được nghỉ không lương tối đa bao nhiêu ngày? Nghỉ không lương bao nhiêu ngày thì không phải đóng bảo hiểm xã hội?

Người lao động được nghỉ không lương tối đa bao nhiêu ngày?

Tại Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Theo đó, thời gian nghỉ không lương trong từng trường hợp được xác định như sau:

Trường hợp 1: Nghỉ không lương khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha/mẹ, anh, chị, em ruột kết hôn.

Người lao động được nghỉ 01 ngày. Hết thời gian này, người lao động có thể thỏa thuận nghỉ thêm nếu được người sử dụng lao động đồng ý.

Trường hợp 2: Có thỏa thuận về việc nghỉ không hưởng lương giữa người lao động với người sử dụng lao động.

Bộ luật Lao động 2019 không quy định cụ thể thời gian nghỉ trong trường hợp này. Do đó, người lao động và người sử dụng có thể tự thỏa thuận về số ngày nghỉ không lương mà không bị giới hạn.

Người lao động được nghỉ không lương tối đa bao nhiêu ngày?

Người lao động được nghỉ không lương tối đa bao nhiêu ngày? (Hình từ Internet)

Nghỉ không lương bao nhiêu ngày thì không phải đóng bảo hiểm xã hội?

Tại khoản 4 Điều 42 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định như sau:

Quản lý đối tượng
1. Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.
2. Người lao động làm việc theo HĐLĐ (không bao gồm người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về chế độ HĐLĐ một số loại công việc sau đây trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp) trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN căn cứ tiền lương ghi trong HĐLĐ.
3. Đơn vị được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất vẫn phải đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, quỹ BHYT, quỹ BHTN. Hết thời hạn được tạm dừng đóng, đơn vị tiếp tục đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo phương thức đã đăng ký và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Tiền đóng bù không bị tính lãi chậm đóng.
Trong thời gian được tạm dừng đóng, nếu có người lao động nghỉ việc, di chuyển hoặc giải quyết chế độ BHXH thì đơn vị đóng đủ tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN và tiền lãi chậm đóng (nếu có) đối với người lao động đó để xác nhận sổ BHXH.
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
...

Theo quy định trên, nếu người lao động nghỉ không lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó.

Tính lương cho người lao động có ngày nghỉ không lương trong tháng như thế nào?

Tại tiết a3 điểm a khoản 1 Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Hình thức trả lương
Hình thức trả lương theo Điều 96 của Bộ luật Lao động được quy định cụ thể như sau:
1. Căn cứ vào tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm và trả lương khoán như sau:
...
a3) Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tuần thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc trong tuần theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
...

Theo quy định trên, ngày công tính lương một ngày sẽ được tính bằng tiền lương của tháng chia cho số ngày làm việc.

- Nếu tháng đó người lao động không nghỉ ngày nào thì người lao động sẽ được hưởng trọn tiền lương tháng đó.

- Nếu tháng đó người lao động có nghỉ không hưởng lương thì cách tính tiền lương như sau:

Tiền lương người lao động được nhận = Tiền lương tháng - Số tiền lương một ngày làm việc x Số ngày người lao động nghỉ không lương.

Nghỉ không lương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thời gian nghỉ không lương sau thai sản có được xem là thời gian làm việc để tính phép năm hay không?
Lao động tiền lương
Từ chối yêu cầu nghỉ không lương, doanh nghiệp có bị phạt không?
Lao động tiền lương
NLĐ có bị giới hạn số ngày nghỉ không lương trong năm không?
Lao động tiền lương
Công ty từ chối thỏa thuận nghỉ không lương của NLĐ có bị coi là vi phạm pháp luật không?
Lao động tiền lương
Người lao động có được tự ý nghỉ không lương hay không?
Lao động tiền lương
Khi nào cần dùng đến mẫu đơn xin nghỉ không lương?
Lao động tiền lương
Người lao động nghỉ không lương không đóng BHXH có phải không?
Lao động tiền lương
Nghỉ không lương không đóng BHXH trong trường hợp nghỉ bao nhiêu ngày?
Lao động tiền lương
Thời gian không đóng BHXH khi nghỉ không lương có được tính để hưởng BHXH hay không?
Lao động tiền lương
Nghỉ không lương thì không phải đóng bảo hiểm xã hội đúng không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Nghỉ không lương
10,561 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nghỉ không lương

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nghỉ không lương

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click để xem toàn bộ văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động mới nhất năm 2024 Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào