Người lao động được hoàn trả số tiền đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện khi chuyển sang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
- Người lao động có thể vừa tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện vừa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
- Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hoàn trả số tiền đã đóng khi chuyển sang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
- Cách tính số tiền hoàn trả cho người lao động hiện nay như thế nào?
Người lao động có thể vừa tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện vừa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
...
4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
...
Theo đó, những người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện phải không thuộc trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nên người lao động hiện nay không thể vừa tham gia cả 2 hình thức bảo hiểm xã hội cùng một lúc.
Người lao động được hoàn trả số tiền đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện khi chuyển sang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
(Hình từ Internet)
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được hoàn trả số tiền đã đóng khi chuyển sang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
Theo khoản 6 Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Mức đóng
...
6. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều 9 Nghị định này mà trong thời gian đó thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ được hoàn trả một phần số tiền đã đóng trước đó:
a) Dừng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và chuyển sang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;
b) Hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 7 Nghị định này;
c) Bị chết hoặc Tòa án tuyên bố là đã chết.
Số tiền hoàn trả cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trong trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này hoặc hoàn trả cho thân nhân người lao động trong trường hợp quy định tại Điểm c Khoản này được tính bằng số tiền đã đóng tương ứng với thời gian còn lại so với thời gian đóng theo phương thức đóng nêu trên và không bao gồm tiền hỗ trợ đóng của Nhà nước (nếu có).
Theo đó, người lao động đã đóng BHXH tự nguyện 12 tháng mà trong thời gian đó chuyển sang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì sẽ được hoàn trả một phần số tiền đã đóng trước đó.
Cách tính số tiền hoàn trả cho người lao động hiện nay như thế nào?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH về cách tính số tiền hoàn trả bảo hiểm xã hội cho người lao động như sau:
- Số tiền hoàn trả cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được xác định bằng tổng số tiền đã đóng tương ứng với thời gian còn lại của phương thức đóng mà người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng và không bao gồm tiền hỗ trợ đóng của Nhà nước (nếu có), được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
- HT: Số tiền hoàn trả (đồng).
- Mi: Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chọn tại thời Điểm đóng (đồng/tháng).
- T: Số tiền hỗ trợ đóng của Nhà nước (nếu có).
- r: Lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%).
- n: Số năm đã đóng trước do người tham gia bảo hiểm xã hội chọn, nhận một trong các giá trị từ 2 đến 5.
- t: Số tháng còn lại của phương thức đóng mà người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng.
- i: Tham số tự nhiên có giá trị từ (n×12-t+1) đến (n×12).
Ví dụ 26: Ông S ở Ví dụ 24, tại thời Điểm tháng 9/2016 đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho 2 năm về sau (từ tháng 9/2016 đến tháng 8/2018). Tuy nhiên, từ tháng 01/2018, ông S tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, số tiền hoàn trả cho ông S được xác định bằng tổng số tiền đã đóng cho các tháng từ tháng 01/2018 đến tháng 8/2018 và trừ đi số tiền hỗ trợ đóng của Nhà nước (giả định là 123.200 đồng) là:
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?