Người lao động được định nghĩa theo Bộ luật Lao động 2019 khác gì so với những Bộ luật Lao động trước đây?

Cho tôi hỏi đối với thuật ngữ người lao động được định nghĩa theo Bộ luật Lao động 2019 khác gì so với Bộ Luật Lao động 2012? Câu hỏi của chị L.Q (Bình Thuận)

Bộ luật Lao động 1994, 2012 giải thích người lao động như thế nào?

Căn cứ theo Điều 2 Bộ luật Lao động 1994 đã hết hiệu lực từ 01/05/2013 có giải thích về từ ngữ người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động.

Căn cứ theo Điều 3 Bộ luật Lao động 2012 đã hết hiệu lực từ 01/01/2021 có giải thích người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.

Người lao động được định nghĩa theo Bộ luật Lao động 2019 khác gì so với những Bộ luật Lao động trước đây?

Người lao động được định nghĩa theo Bộ luật Lao động 2019 khác gì so với Bộ Luật Lao động 2012?

Bộ luật Lao động 2019 giải thích người lao động ra sao?

Căn cứ theo Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 đang có hiệu lực, giải thích về từ ngữ người lao động như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.
...

Theo đó, hiện nay người lao động được giải thích là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Người lao động được định nghĩa theo Bộ luật Lao động 2019 khác gì so với những Bộ luật Lao động trước đây?

Từ các quy định đã phân tích ở trên có thể thấy rõ sự khác biệt trong cách giải thích từ ngữ "người lao động" trong Bộ luật Lao động 2019 so với những Bộ luật Lao động trước đây. Khi Bộ luật Lao động 2019 vẫn giữ và kế thừa được những nội dung chính yếu của Bộ luật Lao động 1994 như hợp đồng lao động, cũng như phân địch rõ hơn về độ tuổi, các đối tượng trong lao động như người sử dụng lao động,...

So với Bộ luật Lao động 2012, Bộ luật Lao động 2019 đã có định nghĩa với phạm vi bao quát hơn là người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Tách thêm quy định về độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật Lao động 2019 về lao động chưa thành niên.

Đồng thời, có 1 điểm thay đổi lớn của Bộ luật Lao động 2019 so với các bộ luật trước đây là sự liên kết của người lao động với hợp đồng lao động, cụ thể:

+ Bộ luật Lao động 1994 quy định cá nhân được xem là người lao động khi đáp ứng điều kiện là có giao kết hợp đồng lao động.

+ Còn Bộ luật Lao động 2012 quy định điều kiện là làm việc theo hợp đồng lao động.

+ Trong khi đó Bộ luật Lao động 2019 không đề cập hợp đồng lao động trong giải thích về người lao động, thay vào đó là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận.

Những thay đổi trong Bộ luật Lao động qua từng thời kỳ đều được đưa ra để bảo vệ đúng hơn quyền lợi của các bên. Những thay đổi này cũng mang tính hợp lý và cân nhắc đến các yếu tố khác để có thể bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người lao động trong mối quan hệ lao động.

Đồng thời, Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định rõ về 07 chính sách của Nhà nước về lao động tại Điều 4 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

1. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.

2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.

3. Tạo điều điện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động.

4. Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

5. Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động.

6. Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.

7. Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.

Người lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Công ty có nghĩa vụ đào tạo lại người lao động hay không?
Lao động tiền lương
Làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản thì người lao động có bị xử lý kỷ luật sa thải không?
Lao động tiền lương
15 quy định quan trọng về pháp luật lao động người lao động cần phải biết, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Công ty được phép giữ giấy tờ gốc của người lao động không?
Lao động tiền lương
Tuyển dụng người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức nước ngoài thực hiện trình tự ra sao?
Lao động tiền lương
Quyền làm việc của người lao động được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Hưởng lương phù hợp với trình độ là quyền hay nghĩa vụ của người lao động?
Lao động tiền lương
Người lao động có nghĩa vụ gì?
Lao động tiền lương
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gì trong việc tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động?
Lao động tiền lương
Người lao động có được biết về tình hình kinh doanh của công ty hay không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Người lao động
3,857 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào