Tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm tối đa của người lao động làm việc không trọn thời gian là bao nhiêu giờ?
- Người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian có phải quy định trong phương án sử dụng lao động không?
- Người lao động có được thỏa thuận làm việc không trọn thời gian hay không?
- Tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm tối đa của người lao động làm việc không trọn thời gian là bao nhiêu giờ?
Người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian có phải quy định trong phương án sử dụng lao động không?
Tại Điều 44 Bộ luật Lao động 2019 quy định về phương án sử dụng lao động như sau:
Phương án sử dụng lao động
1. Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian;
b) Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu;
c) Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
d) Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động;
đ) Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.
2. Khi xây dựng phương án sử dụng lao động, người sử dụng lao động phải trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Phương án sử dụng lao động phải được thông báo công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được thông qua.
Theo quy định hiện hành thì không có quy định nào nêu rõ định nghĩa về phương án sử dụng lao động.
Tuy nhiên, ta có thể hiểu phương án sử dụng lao động được xem như là một bản kế hoạch về việc sẽ điều chỉnh người lao động nhằm sắp xếp, bố trí, phân công lao động tại doanh nghiệp, được lập ra khi có sự thay đổi về số lượng người lao động trong doanh nghiệp.
Phương án sử dụng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau:
- Số lượng và danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng, người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian.
- Số lượng và danh sách người lao động nghỉ hưu.
- Số lượng và danh sách người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động.
- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động và các bên liên quan trong việc thực hiện phương án sử dụng lao động.
- Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.
Như vậy, phương án sử dụng lao động bắt buộc phải có nội dung về số lượng, danh sách người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian.
Người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian có phải quy định trong phương án sử dụng lao động không? (Hình từ Internet)
Người lao động có được thỏa thuận làm việc không trọn thời gian hay không?
Tại Điều 32 Bộ luật Lao động 2019 quy định về chế độ làm việc không trọn thời gian như sau:
Làm việc không trọn thời gian
1. Người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần hoặc theo tháng được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động.
3. Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Theo đó, người lao động được quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động.
Tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm tối đa của người lao động làm việc không trọn thời gian là bao nhiêu giờ?
Tại khoản 3 Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về giới hạn số giờ làm thêm như sau:
Giới hạn số giờ làm thêm
1. Tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
3. Trường hợp làm việc không trọn thời gian quy định tại Điều 32 của Bộ luật Lao động thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.
4. Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày, khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
5. Thời giờ quy định tại các khoản 1 Điều 58 Nghị định này được giảm trừ khi tính tổng số giờ làm thêm trong tháng, trong năm để xác định việc tuân thủ quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 107 của Bộ luật Lao động.
Như vậy, người lao động làm việc không trọn thời gian thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.











- Chính thức trình Trung ương 05 bảng lương mới để cải cách tiền lương sau khi Bộ Chính trị triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm vào thời điểm nào?
- Tổng hợp lời chúc ngày 27 2, lời chúc ngày Thầy thuốc Việt Nam hay và ý nghĩa nhất? Người hành nghề khám chữa bệnh có nghĩa vụ gì đối với xã hội?
- Mức tiền cụ thể thay thế mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng áp dụng đối tượng hưởng lương phụ cấp cơ quan Đảng, Nhà nước là mức lương cơ bản khi nào?
- Chốt 01 bảng lương mới công chức viên chức: Quy định mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương là bảng lương nào?
- Chính thức Bộ Chính trị kết luận: Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị 2025 với những nội dung nhiệm vụ chính gì?