Người lao động được bồi thường thiệt hại khi bị sa thải trái luật ra sao?
Người lao động bị sa thải trong trường hợp nào?
Theo quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động 2019, người lao động sẽ bị sa thải trong các trường hợp sau:
- Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc
- Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động
- Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật
- Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng
Người lao động được bồi thường thiệt hại khi bị sa thải trái luật ra sao? (Hình từ Internet)
Người lao động có thể khiếu nại về việc sa thải không rõ lý do không?
Tại Điều 5 Nghị định 24/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Trình tự khiếu nại
1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động; cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; tổ chức dịch vụ việc làm, tổ chức có liên quan đến hoạt động tạo việc làm cho người lao động; tổ chức đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người bị xâm phạm thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại khoản 1 Điều 15, khoản 1 Điều 16, khoản 1 Điều 17 và khoản 1 Điều 18 Nghị định này hoặc khởi kiện tại tòa án theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
...
Theo đó, khi cho rằng mình bị sa thải không rõ lý do, trước hết người lao động có thể khiếu nại với giám đốc công ty, nếu không được giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì có thể khiếu nại với Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở chính hoặc cũng có thể khởi kiện trực tiếp ra Tòa án để được giải quyết theo đúng quy định pháp luật.
Người lao động được bồi thường thiệt hại khi bị sa thải trái luật ra sao?
Tại Điều 41 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về việc bồi thường khi sa thải trái luật như sau:
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.
Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước quy định tại khoản 2 Điều 36 của Bộ luật này thì phải trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này để chấm dứt hợp đồng lao động.
3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
Theo quy định trên, người lao động bị sa thải trái luật sẽ được bồi thường thiệt hại như sau:
Trường hợp 1: Người sử dụng lao động nhận lại người lao động vào làm việc
Lúc này, người lao động bị sa thải trái luật sẽ được bồi thường thiệt hại như sau:
- Tiền lương, đóng các loại bảo hiểm bắt buộc trong những ngày người lao động không được làm việc.
- Trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước (nếu vi phạm thời hạn báo trước).
- Trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.
Trường hợp 2: Người lao động không đồng ý quay trở lại làm việc
Lúc này, người lao động bị sa thải trái luật sẽ được bồi thường thiệt hại như sau:
- Các khoản tiền nêu tại Trường hợp 1.
- Tiền trợ cấp thôi việc.
Trường hợp 3: Người sử dụng lao động không nhận lại người lao động vào làm việc và được người lao động đồng ý
Lúc này, người lao động bị sa thải trái luật sẽ được bồi thường thiệt hại như sau:
- Các khoản tiền nêu tại Trường hợp 2.
- Khoản tiền bồi thường thêm để chấm dứt hợp đồng lao động do hai bên thỏa thuận, nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?