Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ bao nhiêu tiền chi phí đào tạo ngoại ngữ?
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật này.
2. Người sử dụng lao động ở nước ngoài là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trực tiếp thuê mướn, sử dụng người lao động Việt Nam làm việc cho mình ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.
3. Bên nước ngoài tiếp nhận lao động là người sử dụng lao động ở nước ngoài, tổ chức dịch vụ việc làm ở nước ngoài.
4. Phân biệt đối xử là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp.
...
Theo đó, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hiện hành.
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ bao nhiêu tiền chi phí đào tạo ngoại ngữ? (Hình từ Internet)
Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ bao nhiêu tiền chi phí đào tạo ngoại ngữ?
Căn cứ tại Điều 2 Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC quy định:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc các đối tượng sau:
a) Người dân tộc thiểu số;
b) Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật;
c) Thân nhân của người có công với cách mạng quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi Tiết, hướng dẫn thi hành một số Điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;
d) Người thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp quy định tại Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất.
...
Theo đó, người lao động đi làm việc ở nước ngoài thuộc các đối tượng quy định như trên thì sẽ thuộc diện được nhận chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Ngoài ra căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC quy định:
Nội dung và mức chi hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết:
a) Đào tạo nghề: theo chi phí thực tế, tối đa theo mức quy định tại Điều 4 Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng;
b) Đào tạo ngoại ngữ: theo mức cụ thể của từng khóa học và thời gian học thực tế, tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học;
c) Bồi dưỡng kiến thức cần thiết: theo chi phí thực tế, tối đa 530.000 đồng/người/khóa học;
d) Tiền ăn trong thời gian đào tạo: mức 40.000 đồng/người/ngày;
đ) Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) cho người lao động từ nơi cư trú hợp pháp đến địa Điểm đào tạo: mức 200.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú cách địa Điểm đào tạo từ 15 km trở lên; mức 300.000 đồng/người/khóa học đối với người lao động cư trú tại các vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cách địa Điểm đào tạo từ 10 km trở lên;
e) Người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch này thuộc các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (sau đây gọi là Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP) được hỗ trợ thêm tiền ở trong thời gian đào tạo và tiền trang cấp đồ dùng cá nhân thiết yếu theo mức quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch số 31/2009/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 09 tháng 9 năm 2009 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020 (sau đây gọi là Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg).
Như vậy, đối tượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC sẽ được hỗ trợ chi phí đào tạo ngoại ngữ theo mức cụ thể của từng khóa học và thời gian học thực tế nhưng tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học.
Kinh phí hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là từ đâu?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC quy định:
Nguồn kinh phí thực hiện
1. Kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và chi phí làm thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài cho người lao động là đối tượng quy định tại Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch này và kinh phí hỗ trợ phát triển thị trường lao động ngoài nước được bố trí trong dự toán ngân sách chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ ở trung ương và địa phương theo quy định của pháp luật về phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
Năm 2016, ngân sách trung ương thực hiện bổ sung có Mục tiêu cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách nhà nước để triển khai thực hiện chính sách.
2. Kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết và chi phí làm thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài cho người lao động thuộc đối tượng quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch này bố trí từ nguồn kinh phí của dự án đầu tư hoặc phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất.
3. Kinh phí hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài tham gia các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề theo yêu cầu của Hợp đồng cung ứng giữa doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài và chương trình đào tạo trình độ cao theo Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với các nước: bố trí từ kinh phí thực hiện Chương trình Mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2016-2020. Từ sau năm 2020, kinh phí bố trí theo quy định của cấp có thẩm quyền.
4. Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Theo đó, kinh phí hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ các nguồn sau:
- Ngân sách chi thường xuyên của các cơ quan, đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ ở trung ương và địa phương.
- Nguồn kinh phí của dự án đầu tư hoặc phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?