Người lao động công trường không được chi trả bảo hiểm trong trường hợp nào?

Cho tôi hỏi người lao động công trường không được chi trả bảo hiểm trong trường hợp nào? Câu hỏi của anh L.P (Bình Định)

Người lao động công trường không được chi trả bảo hiểm trong trường hợp nào?

Căn cứ quy định Điều 49 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm như sau:

Phạm vi bảo hiểm và loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
1. Phạm vi bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các trường hợp sau:
a) Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h và điểm i khoản 2 Điều 34 Nghị định này.
b) Tổn thất có liên quan đến chất amiăng hoặc bất kỳ nguyên vật liệu nào có chứa chất amiăng.
c) Tổn thất phát sinh do mâu thuẫn của chính người lao động với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc thi công trên công trường.
d) Tổn thất phát sinh do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân.
đ) Tổn thất phát sinh do người lao động sử dụng chất gây nghiện, ma túy trái với quy định của pháp luật (trừ trường hợp thuốc được kê để điều trị theo chỉ định của bác sĩ được cấp phép).
e) Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm (trừ trường hợp người lao động tự vệ, cứu người, cứu tài sản hoặc sử dụng các chất kích thích để điều trị theo chỉ định của bác sĩ).

Theo quy định trên, doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm cho người lao động trong các trường hợp sau:

- Tổn thất có liên quan đến chất amiăng hoặc bất kỳ nguyên vật liệu nào có chứa chất amiăng.

- Tổn thất phát sinh do mâu thuẫn của chính người lao động với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc thi công trên công trường.

- Tổn thất phát sinh do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân.

- Tổn thất phát sinh do người lao động sử dụng chất gây nghiện, ma túy trái với quy định của pháp luật (trừ trường hợp thuốc được kê để điều trị theo chỉ định của bác sĩ được cấp phép).

- Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm (trừ trường hợp người lao động tự vệ, cứu người, cứu tài sản hoặc sử dụng các chất kích thích để điều trị theo chỉ định của bác sĩ).

Người lao động công trường không được chi trả bảo hiểm trong trường hợp nào?

Người lao động công trường không được chi trả bảo hiểm trong trường hợp nào?

Người lao động công trường được bảo hiểm về tai nạn lao động trong thời gian bao lâu?

Căn cứ quy định Điều 50 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về thời gian bảo hiểm như sau:

Thời hạn bảo hiểm
1. Thời hạn bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định của pháp luật.
2. Việc xác định thời hạn bảo hiểm cụ thể đối với người lao động thi công trên công trường căn cứ vào hợp đồng lao động và văn bản xác nhận của nhà thầu thi công xây dựng về thời gian người lao động làm việc thực tế trên công trường.

Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 49 Nghị định 67/2023/NĐ-CP.

Như vậy, người lao động thi công trên công trường sẽ được bảo hiểm về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ ngày thực hiện công việc đó đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định pháp luật.

Hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường gồm gì?

Căn cứ theo Điều 53 Nghị định 67/2023/NĐ-CP có quy định như sau:

Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, các cơ quan, tổ chức có liên quan thu thập các tài liệu có liên quan để lập hồ sơ bồi thường.

Theo đó, hồ sơ bồi thường bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường:

(1) Văn bản yêu cầu bồi thường của bên mua bảo hiểm.

(2) Tài liệu liên quan đến đối tượng bảo hiểm bao gồm:

- Hợp đồng bảo hiểm, Giấy chứng nhận bảo hiểm, hợp đồng lao động ký giữa người được bảo hiểm và người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảng chấm công.

- Các văn bản yêu cầu bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của người lao động (nếu có).

(3) Tài liệu chứng minh người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có xác nhận của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã đối chiếu với bản chính):

- Biên bản điều tra tai nạn lao động do cơ quan có thẩm quyền lập theo quy định của pháp luật (nếu có).

Trường hợp người lao động bị tai nạn giao thông và được xác định là tai nạn lao động thì phải có biên bản tai nạn giao thông hoặc biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông do các cơ quan có thẩm quyền lập theo quy định của pháp luật.

- Tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau:

+ Giấy chứng nhận thương tích;

+ Giấy ra viện;

+ Giấy chứng nhận phẫu thuật;

+ Hồ sơ bệnh án;

+ Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử hoặc văn bản xác nhận của cơ quan Công an hoặc kết quả giám định của cơ quan giám định pháp y.

- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên (nếu có).

- Hóa đơn, chứng từ hợp lệ của các cơ sở y tế chứng minh việc điều trị thương tật do tai nạn lao động của người lao động.

(4) Tài liệu chứng minh người lao động bị thương tật, chết do bệnh nghề nghiệp:

- Biên bản đo đạc môi trường có yếu tố độc hại trong thời hạn quy định do cơ quan có thẩm quyền lập, trường hợp biên bản xác định cho nhiều người thi hồ sơ của mỗi người lao động phải có bản trích sao (nếu có).

- Giấy ra viện (trường hợp không điều trị tại bệnh viện thì phải có giấy khám bệnh nghề nghiệp) hoặc phiếu hội chẩn mắc bệnh nghề nghiệp; Hồ sơ bệnh án; Trích lục khai tử hoặc Giấy báo tử (trong trường hợp người lao động chết).

- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên (nếu có).

- Hóa đơn, chứng từ hợp lệ của các cơ sở y tế chứng minh việc điều trị thương tật do bệnh nghề nghiệp của người lao động.

(5) Tài liệu chứng minh các khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng đã thực hiện bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp gây ra thuộc trách nhiệm bảo hiểm.

(6) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).

Người lao động công trường
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người lao động công trường không được chi trả bảo hiểm trong trường hợp nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Người lao động công trường
216 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người lao động công trường

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người lao động công trường

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp trọn bộ văn bản về Bảo hiểm xe máy năm 2024 Tổng hợp văn bản hướng dẫn hoạt động Kinh doanh bảo hiểm mới nhất Toàn bộ văn bản hướng dẫn Hợp đồng bảo hiểm mới nhất Tổng hợp văn bản nổi bật về Doanh nghiệp bảo hiểm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào