Người lao động có thể điều trị bệnh nghề nghiệp tại 21 đơn vị y tế do Bộ Y tế công bố?
Ai phải khám phát hiện bệnh nghề nghiệp?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định về đối tượng khám phát hiện bệnh nghề nghiệp như sau:
Đối tượng khám phát hiện bệnh nghề nghiệp
1. Đối tượng phải khám phát hiện bệnh nghề nghiệp là người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này.
2. Người lao động không thuộc Khoản 1 Điều này chuyển sang làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.
Đối chiếu khoản 1 Điều 2 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại có khả năng mắc bệnh nghề nghiệp hoặc làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kể cả người học nghề, tập nghề, người lao động đã nghỉ hưu hoặc người lao động đã chuyển công tác không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp hoặc người lao động tham gia bảo hiểm xã hội quy định tại Khoản 1 và Khoản 4 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng.
...
Theo đó, đối tượng khám phát hiện bệnh nghề nghiệp bao gồm:
- Người lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại có khả năng mắc bệnh nghề nghiệp.
- Người lao động làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề, người lao động đã nghỉ hưu hoặc người lao động đã chuyển công tác không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp hoặc người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay tự nguyện đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng.
- Người lao động chuyển sang làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.
Người lao động có thể điều trị bệnh nghề nghiệp tại 21 đơn vị y tế do Bộ Y tế công bố? (Hình từ Internet)
Chi phí điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do ai chi trả?
Căn cứ Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
5. Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.
Theo đó, chi phí điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả.
Người lao động có thể điều trị bệnh nghề nghiệp tại 21 đơn vị y tế do Bộ Y tế công bố?
Ngày 15/6/2021, Cục Quản lý môi trường y tế ban hành Công văn 339/MT-LĐ năm 2021 công bố các cơ sở y tế được cấp phép khám, điều trị bệnh nghề nghiệp.
Căn cứ Điều 1 Danh sách các cơ sở y tế được cấp phép khám, điều trị bệnh nghề nghiệp ban hành kèm theo Công văn 339/MT-LĐ năm 2021 thì số cơ sở y tế được cấp phép khám, điều trị bệnh nghề nghiệp là 80 đơn vị. Trong đó, có 21 đơn vị được cấp phép khám, điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế công bố, cụ thể như sau:
TT | Tên cơ sở y tế được cấp phép khám, điều trị bệnh nghề nghiệp | Địa chỉ/ĐT liên hệ | Số cấp phép/Ngày cấp phép hoạt động | Tên người phụ trách chuyên môn |
1 | Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường | Số 57, Phố Lê Quý Đôn, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội ĐT: (04) 23 8213491 Fax: (04) 23 8212894 Email: nioeh@nioeh.org.vn Website: http://nioeh.org.vn/ | Số 318/GPHĐ-KCB ngày 5/4/2016 và Công văn số 1135/KCB-NV ngày 14/8/2017 | PGS.TS. Nguyễn Văn Sơn |
2 | Phòng khám Sức khỏe nghề nghiệp thuộc Trung tâm Sức khỏe nghề nghiệp - Viện khoa học an toàn và vệ sinh lao động | Số 216 đường Nguyễn Trãi, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội | Số 346/BYT-CPHĐ ngày 25/10/2017 | BS. Vũ Xuân Trung |
3 | Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng TP. Hồ Chí Minh | 1A Lý Thường Kiệt, Phường 7 Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh | Số 276/BYT-GPHĐ ngày 01/3/2014 | BS. Đỗ Trọng Ánh |
4 | Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên | Số 479, đường Lương Ngọc Quyến, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên Điện thoại: 08203851348 Fax: 02803851348 Email: bvdktutn@hn.vnn.vn | Giấy phép hoạt động số 225/BYT- GPHĐ ngày 31/12/2013 và Công văn số 1122/KCB-NV ngày 10/8/2017 | BSCKII. Nguyễn Thị Thu Hà |
5 | Bệnh viện Đa khoa Bưu Điện | Lô B9 Thành Thái, Phường 15, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh | Số 459/KCB-PHCN&GĐ ngày 26/04/2018 | BSCKII. Trần Thị Ái Nhung |
6 | Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp thuộc Viện Y tế công cộng TP. Hồ Chí Minh | 159 Hưng Phú, Phường 8, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh | Số 01/BYT-GPHĐ ngày 04/01/2019 | BS. Nguyễn Bích Hà |
7 | Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp thuộc Trung tâm Y tế - Môi trường lao động công thương - Bộ Công thương | 99 Văn Cao, phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội | Số 02/BYT-GPHĐ ngày 04/01/2019 | BS. Trần Văn Viện |
8 | Phòng khám đa khoa Trường Đại học Y tế công cộng | Số 1A, đường Đức Thắng, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội | Số 419/QĐ-BYT ngày 31/01/2019 | BSCKII. Dương Văn Hải |
9 | Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp thuộc Viện Y học biển, Bộ Y tế | Đại lộ Võ Nguyên Giáp, Phường Kênh Dương, Quận Lê Chân, TP. Hải Phòng | Số 495/QĐ-BYT ngày 13/02/2019 | PGS.TS. Trần Thị Quỳnh Chi |
10 | Bệnh viện Đại học Võ Trường Toản | Quốc lộ 1A, xã Tân Phú Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang | Số 816/QĐ-BYT ngày 06/3/2019 | BS. Nguyễn Nhân Nghĩa |
11 | Phòng khám điều trị bệnh nghề nghiệp thuộc Phân Viện Khoa học an toàn vệ sinh lao động và Bảo vệ môi trường miền Nam | * 124-126 Lê Lai, P. Bến Thành, Q. I, Thành phố Hồ Chí Minh. * Điện thoại: 028 3839 6998 *Email: contact@sileps.vn | Số 03/BYT-GPHĐ ngày 05/4/2019 | TS. BS. Trịnh Hồng Lân |
12 | Trung tâm Bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường giao thông vận tải | 73 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội ĐT: 02437343151 | Số 2456/QĐ-BYT ngày 14/6/2019 | ThS.BS. Phạm Đức Thụ |
13 | Trung tâm Giám định Y khoa giao thông vận tải | Ngõ 1194 Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội ĐT: 024 37663226 | Số 2458/QĐ-BYT ngày 14/6/2019 | TS.BS. Phạm Tùng Lâm |
14 | Bệnh viện Dệt may | 454 Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội | Số 2611/QĐ-BYT ngày 21/6/2019 | BS. Nguyễn Thanh Thảo |
15 | Bệnh viện Phổi Trung ương | 463 Hoàng Hoa Thám, Phường Vĩnh Phúc, Ba Đình, Hà Nội | Số 3272/QĐ-BYT ngày 26/7/2019 | BSCKII. Nguyễn Ngọc Hồng |
16 | Bệnh viện Xây dựng | Khu A1, Nguyễn Quý Đức, Phường Thanh Xuân, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội | Số 123/QĐ-BYT ngày 16/01/2020 | BSCKI. Đinh Thị Hoa |
17 | Bệnh viện đa khoa tư nhân Hà Thành | Số 61 Vũ Thạnh-Phường Ô Chợ Dừa - Quận Đống Đa-TP. Hà Nội | Số 1943/QĐ-BYT ngày 04/5/2020 | TS.BS. Nguyễn Thế Huệ |
18 | Bệnh viện 199, Bộ Công an | Số 216 Nguyễn Công Trứ, Phường An Hải Đông, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng | Số 1962/QĐ-BYT ngày 05/05/2020 | BSCKI. Võ Thị Hồng Hướng |
19 | Trung tâm Điều dưỡng - Phục hồi chức năng Sầm Sơn | Số 6-Phường Bắc Sơn- TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa | Số 2073/QĐ-BYT ngày 15/5/2020 | BS. Trịnh Trí Dũng |
20 | Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ | 315 Nguyễn Văn Linh, phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ | Số 3246/QĐ-BYT ngày 22/7/2020 | BSCKI. Lâm Thị Ngọc Thảo |
21 | Phòng Khám, điều trị bệnh nghề nghiệp thuộc Trung tâm Dịch vụ y tế -Viện Pasteur Nha Trang | 06-08-10 Trần Phú, phường Xương Huân, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa | Số 04/BYT-GPHĐ ngày 28/8/2020 | ThS.BS. Phạm Thị Hồng Minh |
Lưu ý: Ngày cập nhật danh sách trên là ngày 15/4/2021.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?