Người lao động có quyền thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp không?

Cho tôi hỏi người lao động có quyền thành lập công đoàn tại doanh nghiệp của mình hay không? Câu hỏi của anh Trường (Đồng Nai).

Người lao động có quyền thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp không?

Theo Điều 170 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.
2. Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 172, 173 và 174 của Bộ luật này.
3. Các tổ chức đại diện người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Công đoàn 2012 quy định như sau:

Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn
1. Người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
2. Trình tự, thủ tục thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Theo đó, người lao động là người Việt Nam làm việc trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có quyền thành lập cơ sở công đoàn tại doanh nghiệp.

Người lao động có quyền thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp không?

Người lao động có quyền thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp không? (Hình từ Internet)

Cần bao nhiêu người lao động làm việc tại doanh nghiệp thì mới đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở?

Căn cứ theo Điều 13 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 có quy định:

Điều kiện thành lập và hình thức tổ chức của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở
1. Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam, được thành lập ở một hoặc một số đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp, khi có từ 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
2. Nghiệp đoàn cơ sở tập hợp những người lao động tự do hợp pháp cùng ngành, nghề, theo địa bàn hoặc theo đơn vị sử dụng lao động, được thành lập khi có từ 05 đoàn viên công đoàn hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
3. Hình thức tổ chức công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở
a. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở không có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn, công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên.
b. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn.
c. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận.
d. Công đoàn cơ sở có công đoàn cơ sở thành viên.
4. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết Điều này.

Như vậy, theo quy định trên thì phải có từ 5 người lao động trở lên làm việc tại doanh nghiệp thì mới đủ điều kiện thành lập công đoàn tại doanh nghiệp.

Trình tự, thủ tục người lao động thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp gồm những bước nào?

Theo khoản 1 Điều 14 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 được hướng dẫn bởi tiểu mục 12.1, 12.2 Mục 12 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 quy định về trình tự, thủ tục đối với người lao động thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp bao gồm:

Bước 1: Thành lập ban vận động thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp:

- Doanh nghiệp chưa có công đoàn cơ sở người lao động là đoàn viên hoặc chưa là đoàn viên công đoàn được vận động người lao động khác gia nhập công đoàn, liên kết thành lập công đoàn cơ sở thông qua hình thức tổ chức ban vận động.

- Trong quá trình ban vận động tiến hành vận động người lao động gia nhập công đoàn, liên kết thành lập công đoàn cơ sở các thành viên ban vận động cử trưởng ban vận động và liên hệ công đoàn cấp trên gần nhất để được hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ.

- Khi có 05 người trở lên (gồm người lao động đang là đoàn viên công đoàn và người lao động có đơn gia nhập công đoàn) tự nguyện liên kết thành lập công đoàn cơ sở trưởng ban vận động liên hệ công đoàn cấp trên để được giúp đỡ công tác chuẩn bị và tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở.

Bước 2: Tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở:

- Thành phần dự đại hội gồm:

+ Ban vận động thành lập công đoàn cơ sở.

+ Người lao động đang làm việc tại đơn vị sử dụng lao động đã là đoàn viên hoặc chưa là đoàn viên có đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam.

+ Đại diện công đoàn cấp trên, người sử dụng lao động và các thành phần khác (nếu có) cùng dự, chứng kiến đại hội thành lập công đoàn cơ sở.

- Việc tổ chức điều hành đại hội thành lập công đoàn cơ sở do ban vận động thực hiện; có thể mời thêm đoàn viên, người lao động ngoài ban vận động, có kinh nghiệm, uy tín tham gia điều hành hoặc làm thư ký đại hội.

- Nội dung đại hội thành lập công đoàn cơ sở gồm:

+ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.

+ Báo cáo quá trình vận động người lao động gia nhập công đoàn và công tác chuẩn bị tổ chức thành lập công đoàn cơ sở.

+ Công bố danh sách người lao động có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn.

+ Tuyên bố thành lập công đoàn cơ sở.

+ Đại diện công đoàn cấp trên phát biểu (nếu có).

+ Người sử dụng lao động phát biểu (nếu có).

+ Bầu cử ban chấp hành công đoàn cơ sở.

+ Bầu cử chủ tịch công đoàn cơ sở.

+ Thông qua kế hoạch hoạt động của công đoàn cơ sở.

- Việc bầu cử tại đại hội thành lập công đoàn cơ sở thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín, theo Mục 8 của Hướng dẫn này. Phiếu bầu cử tại đại hội thành lập công đoàn phải có chữ ký của trưởng ban vận động thành lập công đoàn cơ sở ở góc trái, phía trên phiếu bầu.

- Những nơi do điều kiện sản xuất, kinh doanh, không thể triệu tập toàn thể người lao động có đơn xin gia nhập công đoàn dự đại hội thành lập công đoàn cơ sở thì ban vận động tổ chức lấy phiếu giới thiệu nhân sự và phát phiếu bầu cử ban chấp hành, chủ tịch công đoàn cơ sở cho đoàn viên tại các phòng, ban, tổ, đội, phân xưởng, nhóm công việc; đồng thời thực hiện công tác kiểm phiếu theo quy định và công bố kết quả bầu cử để toàn thể đoàn viên được biết.

- Kết thúc đại hội thành lập công đoàn cơ sở, ban vận động bàn giao toàn bộ hồ sơ đại hội cho ban chấp hành hoặc đồng chí chủ tịch mới được bầu, gồm cả danh sách ban vận động để lưu hồ sơ, tài liệu thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.

- Ban vận động chấm dứt nhiệm vụ sau khi tổ chức thành công đại hội thành lập công đoàn cơ sở.

Công đoàn cơ sở
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Trường hợp nào công đoàn cơ sở giải thể, chấm dứt hoạt động?
Lao động tiền lương
Công đoàn cơ sở được thành lập khi có bao nhiêu người?
Lao động tiền lương
Người lao động thành lập công đoàn cơ sở như thế nào?
Lao động tiền lương
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được tổ chức như thế nào?
Lao động tiền lương
Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Lao động tiền lương
Nhiệm kỳ của công đoàn cơ sở được tính như thế nào?
Lao động tiền lương
Công đoàn cơ sở có tặng quà sinh nhật cho đoàn viên không?
Lao động tiền lương
Công đoàn cơ sở có tặng quà cho đoàn viên vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương không?
Lao động tiền lương
Mẫu biên bản cuộc họp giữa người sử dụng lao động và ban chấp hành công đoàn cơ sở là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Mẫu biên bản họp công đoàn cơ sở hàng tháng mới nhất có dạng ra sao?
Đi đến trang Tìm kiếm - Công đoàn cơ sở
2,614 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công đoàn cơ sở
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào