Người lao động có được ứng lương trước Tết 2024 hay không?
Người lao động nghỉ Tết 2024 từ ngày nào?
Căn cứ theo Thông báo 5015/TB-LĐTBXH năm 2023 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XB) về lịch nghỉ tết 2024 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là:
Từ thứ Năm ngày 8/2/2024 Dương lịch (tức ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão) đến hết thứ Tư ngày 14/2/2024 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn).
Đợt nghỉ này bao gồm 5 ngày nghỉ tết Âm lịch và 2 ngày nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động 2019.
Các cơ quan, đơn vị thực hiện lịch nghỉ tết 2024 lưu ý thực hiện bố trí, sắp xếp các bộ phận làm việc hợp lý để giải quyết công việc liên tục, đảm bảo tốt công tác phục vụ tổ chức, nhân dân.
Các cơ quan, đơn vị không thực hiện lịch nghỉ cố định thứ Bảy và Chủ Nhật hằng tuần, sẽ căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp.
Đồng thời, đối với người lao động không thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp căn cứ theo lịch nghỉ tết 2024 của cán bộ, công chức, viên chức có thể tự quyết định lựa chọn một trong các phương án nghỉ Tết Nguyên đán sau đây:
Phương án 1: Nghỉ Tết Nguyên đán 2024 gồm 01 ngày cuối năm Quý Mão và 04 ngày đầu năm Giáp Thìn.
Với phương án 1, người lao động có thể được nghỉ Tết Nguyên đán 2024 từ ngày 09/02/2024 (ngày 30 tháng Chạp) đến hết ngày 15/02/202 (ngày 06 tháng Giêng).
Phương án 2: Nghỉ Tết Nguyên đán 2024 gồm 02 ngày cuối năm Quý Mão và 03 ngày đầu năm Giáp Thìn.
Với phương án 2, người lao động có thể được nghỉ Tết Nguyên đán 2024 từ ngày 08/02/2024 (ngày 29 tháng Chạp) đến hết ngày 14/02/202 (ngày 05 tháng Giêng).
Phương án 3: Nghỉ Tết Nguyên đán 2024 gồm 03 ngày cuối năm Quý Mão và 02 ngày đầu năm Giáp Thìn.
Với phương án 3, người lao động có thể được nghỉ Tết Nguyên đán 2024 từ ngày 07/02/2024 (ngày 28 tháng Chạp) đến hết ngày 13/02/202 (ngày 04 tháng Giêng).
Người lao động có được ứng lương trước Tết 2024 hay không? (Hình từ Internet)
Người lao động có được ứng lương trước Tết 2024 hay không?
Tại Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Tạm ứng tiền lương
1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.
3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Theo đó, ngoài những trường hợp bắt buộc phải ứng lương thì người lao động được thỏa thuận với người sử dụng lao động ứng trước lương để nghỉ Tết mà không bị tính lãi với số tiền ứng trước.
Như vậy, dù chưa đến kỳ lãnh lương nhưng người lao động hoàn toàn có thể ứng trước lương để tiêu Tết nếu có thỏa thuận với người sử dụng lao động. Nếu người sử dụng lao động đồng ý thì người lao động sẽ được nhận lương trước hạn.
Lưu ý: Đây không phải quy định bắt buộc nên người sử dụng lao động có thể đồng ý cho ứng lương trước Tết hoặc không.
Người lao động có được doanh nghiệp hỗ trợ vé tàu Tết về quê không?
Tại khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
...
2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
Như vậy, doanh nghiệp không có nghĩa vụ hỗ trợ vé tàu Tết cho người lao động. Việc thưởng Tết cho người lao động là quyền của doanh nghiệp, dựa trên kết quả sản xuất, kinh doanh và mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Doanh nghiệp có thể thưởng Tết cho người lao động bằng tiền, hiện vật hoặc các hình thức khác (ví dụ như thưởng vé tàu, xe, máy bay,...).
Tuy nhiên, người lao động vẫn có thể được nhận khoản tiền tàu xe khi về quê đón Tết trong các trường hợp sau đây:
- Công đoàn hỗ trợ tiền tàu xe cho người lao động từ quỹ tài chính công đoàn. Việc hỗ trợ này không bắt buộc và phụ thuộc vào quyết định từ phía công đoàn.
- Doanh nghiệp tự nguyện hỗ trợ tiền tàu xe cho người lao động theo thỏa thuận giữa các bên. Một số doanh nghiệp đã áp dụng hình thức này để khích lệ và giữ chân người lao động.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?